4 lầm tưởng về giấc ngủ
Ngủ không phải là điều cần thiết trong cuộc sống của con người, ngủ chỉ là một trạng thái nghỉ của cơ thể. Nếu cơ thể bạn lúc nào cũng trong trạng thái nghỉ thì bạn hoàn toàn có thể không cần ngủ nhiều mà vẫn khỏe. Sau đây là 4 lầm tưởng về giấc ngủ có thể bạn cũng chưa biết.
Ngủ muộn, thức khuya giúp giảm cân
Nghe thì có vẻ hợp lý vì nhiều người nghĩ là khi cơ thể vẫn còn đang hoạt động thì năng lượng calo của cơ thể sẽ tiêu hao và tốt cho việc giảm cân. Tuy nhiên đây là lầm tưởng vô cùng tai hại về giấc ngủ.
Trên thực tế, việc thức khuya sẽ khiến nội tiết tố bên trong cơ thể bạn thay đổi, làm gián đoạn hoạt động của não bộ. Thức khuya sẽ khiến bạn thèm ăn hơn, và nếu bạn nạp thức ăn vào thời điểm này thì hệ thống tiêu hóa sẽ phải hoạt động cả đêm để tiêu hóa thức ăn. Kết quả là khi bạn thức giấc vào sáng hôm sau bạn sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể ỏa, không có tâm trạng để làm việc.
Bạn thử nghĩ xem, nếu bạn phải làm việc cả đêm thì liệu sáng hôm sau bạn có thể khỏe mạnh để tiếp tục công việc không. Các bộ phận trong cơ thể cũng vậy, chúng cũng cần có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo và phục hồi sau một ngày dài. Do đó giấc ngủ muộn sẽ khiến bạn phải đối diện với rất nhiều những tai hại liên quan đến sức khỏe. Có thể hiện tại bạn chưa thấy được tác hại của nó nhưng nếu bạn duy trì thói quen đó trong một thời gian dài thì chắc chắn nơi tiếp theo bạn phải đến đó là “bệnh viện”.
Lời khuyên: Nên đi ngủ trước 23h. Thời gian từ 23h đến 2h là khoảng thời gian vàng để các cơ quan nội tạng làm việc và phục hồi. Cụ thể khung giờ từ:
- 23h: Thời gian bài độc của hệ thống miễn dịch. Lúc này bạn nên dừng mọi hoạt động giải trí để cơ thể nghỉ ngơi.
- 23h – 1h sáng: Gan bài độc. Gan bài độc tốt nhất khi cơ thể trong trạng thái ngủ say.
- 1h – 3h sáng: Túi mật bài độc. Túi mật bài độc tốt nhất cơ thể trong trạng thái ngủ.
- 3h – 5h sáng: Phổi bài độc. Mọi người thường dễ ho vào khoảng thời gian này.
- 5h – 7h sáng: Ruột già đào thải. Mọi người thời đi đại tiện vào thời điểm này.
- 7h – 9h sáng: Thời gian ruột hấp thu chất dinh dưỡng. Nên ăn sáng vào khung giờ này.
Xem thêm: Buồn Ngủ Quá Mức Là Gì? Nguyên Nhân Và Hậu Quả Của Nó
Ngủ nhiều thì tốt
Như đã nói ở phần mở đầu, ngủ không phải là điều cần thiết, nó chỉ là một trạng thái nghỉ để cơ thể phục hồi năng lượng. Do đó nếu bạn muốn ngủ ít mà vẫn khỏe thì hãy luôn để cơ thể trong trạng thái nghỉ. Còn cách để ngủ nhiều vẫn khỏe như thế nào thì sẽ có bài viết cụ thể sau nhé.
Lầm tưởng ngủ nhiều thì tốt là vô cùng sai lầm. Công nhận một điều rằng nếu thiếu ngủ thì chắc chắn sẽ không tốt nhưng ngủ nhiều cũng không khác gì người thiếu ngủ. Nó cũng gây rối loạn đồng hồ sinh học, khiến các cơ quan nội tạng hoạt động sai nhịp sinh học, gây rối loạn nội tiết tố.
Đặc biệt người ngủ nhiều, ngủ tới trưa sẽ bỏ qua bữa sáng. Trong khi đó bữa sáng là bữa ăn chính quan trọng nhất.
Khi ngủ nhiều, thời gian cơ thể trong trạng thái nghỉ quá lâu khiến nhịp tim giảm xuống, tim mạch ở trong trạng thái nghỉ quá lâu, về lâu về dài sẽ gây hại cho sức khỏe.
Lời khuyên: Nên ngủ theo nhịp sinh học của từng độ tuổi:
- Trẻ sơ sinh (0 – 3 tháng tuổi) cần ngủ đủ 14 – 17 giờ/ngày.
- Trẻ sơ sinh (4 – 11 tháng tuổi) cần ngủ đủ 12 – 15 giờ/ngày
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi cần ngủ khoảng 11 – 14 giờ/ngày.
- Trẻ em từ (3 – 5 tuổi) cần ngủ 10 – 13 giờ/ngày.
- Trẻ em từ (6 – 13 tuổi) cần ngủ đủ 9 – 11 giờ/ngày.
- Thanh thiếu niên từ (14 – 17 tuổi) cần ngủ khoảng 8 – 10 giờ/ngày.
- Người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 giờ/ngày.
- Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) cần ngủ 7 – 8 giờ mỗi ngày.
Tham khảo: Nhiệt Độ Tốt Nhất Để Ngủ Là Bao Nhiêu?
Ngủ trưa gây mất ngủ về đêm
Lầm tưởng về giấc ngủ trưa sẽ làm mất ngủ về đêm là hoàn toàn không đúng. Lý do mà nhiều người có suy nghĩ này là bởi họ hiểu sai về giấc ngủ trưa.
Thời gian dành cho giấc ngủ trưa chỉ nên dao động từ 20-30 phút chứ không phải ngủ 2-3 tiếng. Khoảng thời gian ngắn này sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng tốt hơn và chuẩn bị chinh chiến cho công việc của buổi chiều.
Ngủ bù
Ngủ bù cũng là lầm tưởng về giấc ngủ mà các bạn trẻ hay mắc nhất. Bạn nên biết rằng nếu bạn đã thiếu ngủ trong một ngày rồi thì không giấc ngủ của ngày hôm sau cũng không thể bù lại được vì khí huyết cơ thể đã bị hao tổn và bạn sẽ thấy cơ thể uể oải luôn vào ngày hôm sau dù bạn có ngủ thêm vài tiếng đồng hồ.
Có rất nhiều lầm tưởng về giấc ngủ mà nhiều người vẫn cho đó là đúng. Tuy nhiên 4 lầm tưởng tai hại trên đây là phổ biến nhất. Nếu bạn cũng mắc phải một trong những sai phạm trên về giấc ngủ thì nên điều chỉnh lại ngay để xây dựng một thói quen khoa học hơn cho giấc ngủ. Một giấc ngủ đúng nghĩa sẽ cho bạn nhiều hơn những gì bạn tưởng.