Hotline: 1800 1051

5 Cách ngủ ít vẫn khỏe và không mệt mỏi

Hiện nay nhiều người tìm đến phương pháp ngủ ít vẫn khỏe vì họ muốn có nhiều thời gian hơn cho hoạt động học tập, làm việc và giải trí. Tuy nhiên việc ngủ ít hơn số giờ được khuyến nghị vẫn được xem là không tốt cho sức khỏe và tinh thần. Vì vậy dù học cách ngủ ít vẫn khỏe, không mệt mỏi nhưng bạn không nên lạm dụng. 

Ngủ như thế nào là ít?

Mỗi độ tuổi khác nhau thì nhu cầu về thời lượng giấc ngủ lại khác nhau. Nếu bạn ngủ ít hơn số giờ ngủ lý tưởng của độ tuổi yêu cầu tức là bạn đang ngủ ít. Chẳng hạn:

ngủ ít vẫn khỏe

  • Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 14 – 17 tiếng một ngày.
    Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi cần ngủ khoảng 12 – 15 tiếng một ngày.
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi cần ngủ khoảng 11 – 14 tiếng một ngày. 
  • Trẻ từ 3 – 5 tuổi cần ngủ khoảng 10 – 13 tiếng một ngày. 
  • Trẻ từ 6 đến 13 tuổi cần ngủ từ 9 – 11 tiếng một ngày. 
  • Thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi cần ngủ 8 – 10 tiếng một ngày.
  • Thanh niên từ 18 đến 25 tuổi cần ngủ từ 7 – 9 tiếng một ngày.
  • Người trưởng thành từ 24 đến 64 tuổi cần ngủ 7 – 9 tiếng một ngày. 
  • Người già trên 65 tuổi cần ngủ từ 7 – 8 tiếng một ngày.

Hầu hết những người tìm đến phương pháp ngủ ít vẫn khỏe thường là thanh niên và người trưởng thành vì đây là đối tượng có nhiều áp lực trong học tập, công việc và cuộc sống. 

Có thể bạn chưa biết nhưng việc ngủ ít hơn 7 tiếng một ngày có thể khiến bạn gặp phải có rủi ro liên quan đến sức khỏe như: béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, khó thở, tim mạch, rối loạn tâm thần, stress, phiền muộn… Do đó khi thực hiện phương pháp ngủ ít vẫn khỏe bạn cần biết thể trạng của mình để thực hiện việc ngủ ít làm sao không tăng nguy cơ mắc các bệnh lý kể trên.

Xem thêm: 10+ Những Điều Nên Làm Để Có Giấc Ngủ Sâu?

5 Cách ngủ ít vẫn khỏe theo phương pháp 

Phương pháp ngủ ít theo chu kỳ giấc ngủ

Giấc ngủ của người trưởng thành 1 giấc thường kéo dài từ 5-6 chu kỳ và mỗi chu kỳ dài 90 phút. Tham khảo qua 5 giai đoạn sau:

Ru ngủ: Diễn ra trong vài phút, là khoảng thời gian khi bạn lên giường và nhắm mắt nhưng vẫn nhận thức được âm thanh, tiếng động và mọi thứ diễn ra xung quanh.

Ngủ nông: Diễn ra trong thời gian dài, chiếm đến 50% thời gian ngủ. Cơ thể đang đi vào giấc ngủ nhưng dễ bị đánh thức bởi tiếng ồn. 

Ngủ sâu: Diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 10% thời gian ngủ nhưng rất quan trọng. 

Ngủ rất sâu: Diễn ra trong thời gian ngắn, chiếm 20% thời gian ngủ. Mọi cơ quan trong cơ thể đều được nghỉ ngơi ở giai đoạn này, và rất khó để đánh thức người đang ngủ sâu.

Ngủ mơ: Diễn ra trong thời gian ngắn, chiếm 20% thời gian ngủ. Giai đoạn xuất hiện những giấc mơ, mắt có thể chuyển động và dễ bị thức giấc. 

ngủ ít vẫn khỏe 2

Dựa trên các giai đoạn ngủ và chu kỳ giấc ngủ, các nhà khoa học đã đưa ra công thức tính thời gian thức dậy để bạn ngủ ít mà không bị mệt.

Tham khảo: Những Cách Ngủ Ngon Giấc Đơn Giản Nhất

Thời gian thức dậy tỉnh táo = thời gian đi ngủ + (1,5 x X) + Y. 

Trong đó: 

  • Thời gian đi ngủ là giờ lên giường để đi ngủ. 
  • 1,5 là chu kỳ 90 phút của một giấc ngủ.
  • X là chu kỳ mong muốn. Tối thiểu là 3 tương đương với 4,5 giờ và tối đa là 6 tương đương với 9 giờ.
  • Y là thời gian ru ngủ. Tùy từng người có thể dao động từ 10 – 30 phút. 

Ví dụ cụ thể: Người trong độ tuổi từ 24 tuổi đến 64 tuổi muốn đi ngủ vào lúc 1h đêm thì thời gian người đó thức dậy vẫn khỏe sẽ là: 1 + (1,5 x 4) + 15 = 7h 15 phút. 

Kết quả thời gian mà chúng ta thức dậy là lúc chúng ta đang trong giai đoạn ngủ mơ nên khi nghe thấy tiếng chuông báo thức sẽ có thể tình luôn mà không buồn ngủ. 

Phương pháp ngủ theo phong cách Dymaxion

Nguồn gốc của phương pháp ngủ này là do kiến trúc sư Buckminster Fuller người Hoa Kỳ sáng tạo ra và ông cũng đã áp dụng phương pháp ngủ ít vẫn khỏe này trong suốt 2 năm.

Cụ thể phương pháp này như sau: Cứ 6 tiếng các bạn sẽ đi ngủ 1 lần và thời gian ngủ 1 lần là 30 phút. Một ngày chúng ta sẽ ngủ được 4 lần với số tiếng ngủ là 2.

Phương pháp ngủ theo kiểu “sáng tạo”

Cách này cũng gần giống với phương pháp trên nhưng nó được chia thành nhiều lần ngủ hơn. Cụ thể là cứ 4 tiếng sẽ ngủ một lần và mỗi lần kéo dài 20 phút. Người thực hiện phương pháp này phải là người thực sự kiên trì và thực hiện nghiêm ngặt, không bỏ qua bất cứ lần ngủ nào trong ngày.

Phương pháp ngủ theo kiểu Siesta 

Thủ tướng Anh Winston Churchill đã từng thực hiện theo cách ngủ này.

Cụ thể cách ngủ này như sau: Bạn cần ngủ 5 giờ đồng hồ mỗi đêm và 1,5 giờ vào ban ngày.

Trên đây là 5 cách ngủ ít vẫn khỏe và không mệt mỏi của https://demnhat.vn/. Tùy theo độ tuổi và thể trạng mà bạn nên lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên hầu hết để cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái thì người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 tiếng. Do đó bạn có thể tham khảo bài viết này để tính giờ thức dậy sao cho đầu óc tỉnh táo. Và thực hiện cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc.