Ngủ đủ giấc là bao nhiêu tiếng? Tại sao phải ngủ đủ giấc?
Chúng ta ai cũng đôi lần thức khuya ngủ muộn và cũng đôi lần được những ”trải nghiệm” hậu quả của nó. Chính vì vậy ngủ đủ giấc là rất quan trọng để duy trì sức khỏe cũng như tinh thần. Vậy nói về ngủ đủ giấc thì ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? Tại sao phải ngủ đủ giấc và làm thế nào để ngủ đủ giấc đúng cách? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để thu nạp thêm những kiến thức hữu ích về khoa học giấc ngủ.
Thế nào là ngủ đủ giấc?
Ngủ đủ giấc là khi bạn thiết lập cho mình một thói quen ngủ thức khoa học theo đúng nhịp sinh học của cơ thể. Là khi bạn cảm thấy cơ thể mình lúc nào cũng sảng khoái, dồi dào năng lượng, duy trì được sự tập trung cao độ, không bị mệt mỏi hay buồn ngủ vào các thời điểm trong ngày.
Ngủ đủ là điều rất quan trọng đối với tất cả con người ở mọi độ tuổi để đảm bảo một sức khỏe tốt. Nếu bạn cắt giảm thời gian ngủ để dành cho công việc hoặc giải trí thì những hậu quả trước mắt bạn có thể dễ dàng thấy đó là buồn ngủ vào ngày hôm sau, xuống tinh thần, mất tập trung, làm việc, học tập không hiệu quả.
Nếu bạn để tình trạng ngủ không đủ giấc xảy ra thường xuyên thì bạn sẽ phải đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm béo phì, đái tháo đường, tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp, bệnh tim, xơ vữa động mạch, giảm tuổi thọ…
Xem thêm: Những Cách Ngủ Ngon Giấc Đơn Giản Nhất
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Thời gian dành cho giấc ngủ của mỗi người sẽ khác nhau và khác nhau ở mỗi độ tuổi. Nhìn chung thì trẻ em cần ngủ nhiều hơn người lớn. Các tổ chức nghiên cứu uy tín về giấc ngủ đã đưa ra khung thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi như sau:
- Trẻ sơ sinh cần giấc ngủ dài 20 tiếng mỗi ngày. Càng lớn lên thì thời gian ngủ càng giảm.
- Trẻ 6 tuổi cần ngủ đủ 10 – 12 tiếng một ngày.
- Thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi ngủ 8 – 10 tiếng được xem là đủ.
- Thanh niên và người trưởng thành từ 18 đến 64 tuổi cần ngủ đủ 7 – 9 tiếng/ngày.
- Người già trên 65 tuổi cần ngủ 7-8 tiếng một ngày.
Lợi ích của việc ngủ đủ giấc
Có lẽ ai cũng biết ngủ đủ giấc là tốt cho cơ thể nhưng nó tốt như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Sau đây là những lý do giải thích tại sao chúng ta cần ngủ đủ giấc và có thêm động lực để thiết lập thói quen ngủ đủ khoa học.
Cải thiện tâm trạng: Thiếu ngủ khiến cơ thể bạn bị suy nhược và tâm trạng chính là biểu hiện của việc ngủ không đủ giấc. Bạn sẽ dễ buồn bực, căng thẳng, dễ tức giận. Nếu kéo dài tình trạng này thì bạn sẽ cảm thấy cuộc sống tồi tệ và sống khép mình hơn dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo lắng quá độ.
Tăng khả năng ghi nhớ: Người ngủ đủ giấc có khả năng ghi nhớ tốt hơn những người thiếu ngủ là do sự liên kết giữa các tế bào thần kinh giúp tăng cường trí nhớ.
Xem thêm: 5 Cách Ngủ Ít Vẫn Khỏe Và Không Mệt Mỏi
Hỗ trợ giảm cân: Ngủ ít hơn 6 tiếng sẽ khiến cơ thể tạo ra nhiều hormone insulin và gây dự trữ nhiều mỡ, khiến bạn có cảm giác thèm ăn những thực phẩm đường và chất béo, là tác nhân dẫn đến việc tăng cân.
Giúp da căng mịn, trẻ lâu: Ngủ đủ giấc giúp tạo ra các cấu trúc collagen vững chắc, tăng cường sản sinh collagen giúp cho da dẻ mịn màng.
Tăng cường sinh lý: Thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến sinh lý ở cả 2 giới, nó làm suy giảm hormone testosterone ở nam và estrogen ở nữ. Tuy nhiên chỉ cần ngủ đủ giấc thì tình trạng này sẽ không xảy ra.
Giảm nguy cơ đái tháo đường: Giấc ngủ không đủ gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và sử dụng glucose. Do đó bạn nên duy trì một giấc ngủ đủ phù hợp với độ tuổi để giảm nguy cơ đái tháo đường.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Ngủ đủ giấc giúp ổn định tinh thần, giảm căng thẳng, hạn chế tăng huyết áp dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Hạn chế tai nạn giao thông: Buồn ngủ khi lái xe có thể khiến bạn dễ gây tai nạn giao thông.
Tăng sức đề kháng: Ngủ đủ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, tạo ra nhiều kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi rút gây bệnh.
Tăng cường tuổi thọ: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người ngủ nghỉ theo giờ giấc khoa học có tuổi thọ cao hơn những người luôn trong tình trạng thiếu ngủ.
Làm thế nào để duy trì thói quen ngủ nghỉ đúng giấc?
Thiết lập thời gian ngủ cố định: Cố gắng hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm kể cả những ngày nghỉ để tạo thành nhịp sinh học cho cơ thể.
Chú ý không gian phòng ngủ: Giữ cho phòng ngủ luôn yên tĩnh, đủ tối, nhiệt độ phù hợp, đệm nằm êm ái, thoải mái, thông thoáng để giữ cơ thể luôn thoải mái, dễ chịu.
Không dùng điện thoại trước khi đi ngủ: Điện thoại di động có chứa ánh sáng xanh gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Tránh ăn no và sử dụng chất kích thích: Gây khó tiêu, khó ngủ.
Luyện tập thể dục: Dành ra 15-30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Trước khi đi ngủ có thể tập một vài động tác yoga nhẹ nhàng, thiền…
Luôn duy trì giấc ngủ đủ, giấc ngủ chất lượng cho cơ thể thì cơ thể cũng sẽ phục vụ bạn, giúp bạn làm được nhiều điều có ích hơn cho công việc và cuộc sống của mình.
Nguồn: https://demnhat.vn/