Giấc Ngủ Quan Trọng Đối Với Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào?
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Nó quyết định đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ cũng như tinh thần của trẻ. Nhu cầu ngủ của trẻ ở giai đoạn này rất lớn, cao gấp 2-4 lần so với người lớn. Do đó nếu các bậc làm cha mẹ chưa hiểu hết về giấc ngủ quan trọng với trẻ sơ sinh như thế nào thì bài viết này sẽ là những nguồn thông tin vô cùng hữu ích dành cho bạn.
Giấc ngủ quan trọng như thế nào với bé?
- Với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò trong việc giúp trẻ phát triển về trí tuệ, thể chất cũng như tinh thần. Đối với trẻ dưới 2 tuổi thì giấc ngủ chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển trí não. Các nhà khoa học cho biết khi trẻ dưới 2 tuổi ngủ não của trẻ vẫn hoạt động, các tế bào thần kinh không ngừng phát triển và sắp xếp lại những thông tin thu nhận được để hoàn thiện sự phát triển não bộ cho trẻ.
- Giúp trẻ thông minh hơn, khả năng tập trung tốt hơn, tỉnh táo, không bị phản ứng chậm hay mệt mỏi.
- Giúp tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt bát và tích cực tương tác xã hội.
- Giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt hơn bởi giấc ngủ sâu giúp cơ thể của trẻ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng nhất. Cụ thể các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormon tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. Chính vì vậy giấc ngủ giấc chính là liều thuốc tuyệt vời nhất giúp trẻ cao lớn.
- Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra sự liên quan giữa thiếu ngủ và các bệnh ở trẻ như: béo phì, rối loạn hành vi như quá hiếu động, dễ cáu gắt, bốc đồng…
- Nếu trẻ không thể ngủ đủ giấc vì bất kỳ lý do gì thì não bộ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, và những tổn thương ấy sẽ vĩnh viễn không thể phục hồi. Từ đó để các mẹ có thể thấy là giấc ngủ quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ em như thế nào.
Xem thêm: Giấc Ngủ Ở Trẻ Sơ Sinh Có Gì Đặc Biệt?
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào?
Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh được thể hiện rõ nhất qua từng tháng tuổi. Thời gian ngủ của trẻ cùng giảm dần theo độ tuổi. Cụ thể:
Trẻ từ 1-4 tuần tuổi:
Đây là giai đoạn trẻ sơ sinh vẫn còn đang quen với môi trường trong bụng mẹ. Do đó hầu hết thời gian trong ngày các bé đều dành cho việc ngủ. Trẻ ngủ từ 16-18 tiếng/ngày, còn lại là thời gian bú sữa và ị.
Thời gian này trẻ quen được bao bọc giống như trong bụng mẹ nên cha mẹ hãy để con ngủ thật yên tĩnh, có ánh sáng dịu.
Trẻ từ 1-4 tháng tuổi:
Giai đoạn này trẻ ngủ ít đi so với giai đoạn trước. Thời gian ngủ khoảng từ 14-15 tiếng một ngày, mỗi giấc kéo dài từ 4-6 tiếng.
Trẻ từ 4-12 tháng:
Trẻ dần quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ, biết cách phân biệt ngày đêm, thói quen ngủ cũng tốt hơn. Lúc này thời gian ngủ của trẻ từ 14-16 tiếng chia làm 2 ca là ngày và đêm. Giai đoạn này là lúc để trẻ tập hình thành thói quen ngủ lành mạnh vì vậy ba mẹ hãy hỗ trợ con trong giai đoạn này nhé.
Trẻ từ 1-3 tuổi:
Trẻ đã học được cách thích nghi với môi trường sống giống như người lớn. Thời gian ngủ của trẻ giảm xuống còn 12-14 tiếng/ngày. Bé tập trung ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày.
Trẻ từ 3-6 tuổi:
Trẻ ngủ khoảng 10-12 tiếng/ngày. Nếu trẻ ngủ sâu thì khi thức dậy sẽ không khóc, bé minh mẫn, học nhanh, trí nhớ tốt. Nếu giấc ngủ không đủ thì trẻ rất dễ nổi giận và cáu gắt. Do đó cha mẹ nên lưu ý cho con ngủ đủ giấc và không để tiếng ồn xung quanh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Trẻ từ 6-12 tuổi:
Giai đoạn này trẻ chỉ cần ngủ khoảng từ 10-11 tiếng. Lúc này trẻ đã có thêm các hoạt động ở trường học nên sẽ ngủ trễ hơn, vào khoảng 9h tối.
Tham khảo: Ngủ Dậy Hay Bị Đau Đầu Là Bệnh Gì?
Làm thế nào để trẻ ngủ ngon giấc?
Giấc ngủ quan trọng với trẻ sơ sinh như thế nào hẳn các bậc làm cha mẹ đã rõ. Vậy làm thế nào để trẻ có thể ngủ ngon và sâu giấc? Sau đây là những điều ba mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ bú đủ sữa trước khi đi ngủ.
- Không nên cho con ngủ luôn sau khi bú vì sẽ khiến con ngủ không ngon và dậy sớm hơn.
- Thay bỉm cho trẻ trước khi đi ngủ để đảm bảo bé không bị ướt hay dính bẩn.
- Cho trẻ nằm vào cũi luôn khi trẻ còn thức chứ không nên ru ngủ trên tay rồi mới đặt nằm. Như vậy sẽ hình thành thói quen không tốt.
- Quấn một lớp khăn quanh người để giữ tay bé không chạm vào mặt. Trẻ sơ sinh còn chưa điều khiển được hành động của mình nên khi tỉnh trẻ có thể sẽ vỗ tay lên mặt trong vô thức.
- Bế bé nằm úp lên vai, tư thế này giúp bé thư giãn và ợ hơi. Đồng thời khi đặt trẻ xuống trẻ cũng sẽ trong trạng thái bình tĩnh hơn.
- Gói ghém chăn gối xung quanh bé để bé luôn cảm thấy an toàn, ngủ ngon hơn.
- Âm nhạc cũng có thể giúp bé ngủ ngon hơn. Mẹ có thể tìm những đĩa nhạc EQ cho bé.
LỜI KẾT: Giấc ngủ quan trọng với trẻ sơ sinh như thế nào thì chắc hẳn các bậc phụ huynh đã hiểu rõ. Quan trọng nhất là cha mẹ hãy đồng hành cùng con, xây dựng thói quen khoa học cho giấc ngủ để con được phát triển toàn diện về cả thể chất cũng như trí tuệ nhé!