Hotline: 1800 1051

Bất Ngờ Với Lý Do Ngủ Dậy Bị Chóng Mặt Cảnh Báo Bệnh Tật

Chóng mặt không phải là bệnh, nó là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tật có thể đang diễn ra trong cơ thể bạn. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt thì bạn nên theo dõi kỹ tình trạng này và kịp thời thăm khám, điều trị để tránh bệnh tật.

Lý do ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt

Không kể đến bệnh lý như huyết áp thấp, tiền đình, bệnh dạ dày… thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ dậy đau đầu, chóng mặt.

ngủ dậy bị chóng mặt

Do giấc ngủ kém chất lượng

Do ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu, giấc ngủ chập chờn dẫn đến các cơ quan trong cơ thể không được phục hồi toàn diện gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đôi khi cả buồn nôn.

Do gối đầu

Kê gối quá cao khi ngủ, gối đầu quá cứng, gối đầu lên thành giường gây ảnh hưởng đến xương cột sống, đốt sống cổ gây nên hiện tượng hoa mắt, chóng mặt sau khi ngủ dậy.

Do chuyển trạng thái nằm sang đứng

Chúng ta, ai cũng đã từng trải qua cảm giác chóng mặt khi thức dậy, tuy nhiên thường thì đây không phải là dấu hiệu quá đáng lo. Nó có thể là do sự thay đổi đột ngột khi cơ thể đang nằm chuyển sang trạng thái đứng và di chuyển.

Do ánh sáng xanh

Do ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, máy tính làm ngưng tiết melatonin khiến não bộ nhận thức nhầm lẫn ngày và đêm khiến tình trạng đau đầu phổ biến.

Do ngủ bật đèn

Ngủ trong phòng quá sáng khiến melatonin bị ức chế sản xuất khiến bạn khó ngủ, sáng dậy buồn nôn, chóng mặt.

Do nằm sai tư thế

Do làm việc quá khuya, ngủ gục trên bàn, khiến máu lên não giảm gây hiện tượng đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn khi ngủ dậy.

Do ngưng thở khi ngủ

Do chứng ngưng thở khi ngủ làm tắc nghẽn nhịp thở khiến bạn bị mất thăng bằng, run rẩy khi thức dậy. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi thăm khám để sớm cải thiện.

Xem thêm: Bất Ngờ: 8 Tiếng Không Phải Giấc Ngủ Khoa Học?

Do dùng thuốc chữa bệnh

Do sử dụng thuốc như thuốc huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống động kinh, thuốc dị ứng, thuốc tiền liệt tuyến… có thể gây chóng mặt vào buổi sáng hoặc những thời điểm khác. Nếu bạn nghi ngờ đây là nguyên nhân ngủ dậy bị chóng mặt thì bạn nên điều chỉnh liều thuốc hoặc thay đổi loại thuốc.

Do thiếu nước

Do uống không đủ nước khiến não bộ và cơ thể khó hoạt động bình thường. Bạn nên uống nước trước vài giờ khi đi ngủ để tránh bị mất nước.

Do bệnh suy tim

Khi bị suy tim, tim không đủ khỏe để bơm máu đi nuôi cơ thể dẫn đến huyết áp giảm và bạn sẽ cảm thấy chóng mặt.

Do đường trong máu thấp

Hạ đường huyết có thể gây rối loạn nội tiết tố và các chất hóa học trong cơ thể dẫn đến người run rẩy, chóng mặt. Thường những người bị bệnh tiểu đường sử dụng thuốc dẫn đến đường trong máu thấp. Ngoài ra có thể do uống rượu khi đói hoặc do bệnh gan.

Nguy cơ bệnh tật xảy đến với người ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt

Ngủ dậy đau đầu bệnh rối loạn tiền đình: Bệnh này gặp nhiều ở độ tuổi trưởng thành, do nhiều nguyên nhân gây nên như huyết áp thấp, căng thẳng, mệt mỏi, do tuổi tác.  

ngủ dậy bị chóng mặt 2

Ngủ dậy đau đầu bệnh thiểu năng tuần hoàn não: Do cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, do rượu bia, thuốc lá, thường xuyên căng thẳng, ít vận động.

Ngủ dậy đau đầu bệnh huyết áp thấp: Thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, người bị đái tháo đường và các bệnh thần kinh ngoại biên. Chủ yếu do chuyển tư thế đột ngột. mất nước, do cơ chế phản ứng ngược với các loại thuốc sử dụng.

Ngủ dậy đau đầu bệnh dạ dày tá tràng và các bệnh lý khác như suy giáp, xơ cứng, nhồi máu tiểu não, u tiểu não, rối loạn tai trong, tiền đình thoái hóa.

Tham khảo: Ngủ 8 Tiếng Mỗi Ngày Cho Bạn Những Lợi Ích Không Ngờ Đến

Cách cải thiện ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt buồn nôn

  • Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường. Uống 8 cốc nước mỗi ngày đối với người bình thường. Nếu vận động nhiều, đổ nhiều mồ hôi thì nên uống thêm. Có thể để chai nước bên cạnh giường để ngay khi thức dậy vào buổi sáng sẽ uống luôn. Điều này rất tốt cho sức khỏe.
  • Bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm như lườn gà, thịt bò, bí đỏ, sữa, trứng… ăn nhiều các loại rau xanh, đặc biệt là trái cây chống oxy hóa.
  • Ngủ trong môi trường yên tĩnh, đủ tối, ngủ đúng thư thế, đủ giấc và phải đi ngủ trước 23h.
  • Khi thức dậy nên ngồi dậy từ từ, vận động nhẹ nhàng rồi mới ra khỏi giường.
  • Tập thể dục đều đặn, thiền, yoga, bơi lội cực kỳ tốt cho việc thư giãn tinh thần, cải thiện tình trạng đau đầu do giấc ngủ gây nên.
  • Ngưng sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy vi tính trước 2 tiếng khi đi ngủ vào ban đêm.

Trên đây là cách để cải thiện tình trạng ngủ dậy bị đau đầu buồn nôn. Tuy nhiên nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã thực hiện các biện pháp trên thì bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị.

Ngủ dậy bị chóng mặt nếu là do nguyên nhân giấc ngủ không chất lượng thì không khó để điều trị. Bạn chỉ cần bạn ngủ nghỉ đúng giờ và làm theo các lời khuyên ở trên thì tình trạng này sẽ được cải thiện ngay đấy.