Ngủ Dậy Mắt Bị Mờ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Ngủ dậy mắt bị mờ không phải là tình trạng đáng lo ngại nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra cách điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng mờ mắt khi ngủ dậy và phương hướng giải quyết.
Nguyên nhân ngủ dậy mắt bị mờ
Do sinh lý tự nhiên
Khi ngủ dậy, mắt cần có thời gian để làm quen với môi trường ánh sáng. Do đó, khi mới thức dậy, mắt bạn có thể sẽ bị mờ. Tuy nhiên chỉ một lúc sau là có thể nhìn rõ hơn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nên không có gì đáng lo ngại.
Do không tắt đèn khi ngủ
Nếu bạn đi ngủ mà không tắt đèn có thể gây mờ mắt. Mặc dù khi ngủ, mắt chúng ta nhắm nhưng chỉ là nhắm hờ, nhắm nhẹ nhàng nên ánh sáng vẫn có thể lọt qua và có thể cảm nhận được nguồn sáng đó. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây mờ mắt khi thức dậy.
Do sử dụng điện thoại khuya
Nếu bạn sử dụng điện thoại quá lâu vào buổi tối trước khi đi ngủ thì thị lực sẽ bị ảnh hưởng rất tiêu cực. Biểu hiện là sáng dậy nhiều rỉ mắt và mắt mờ hơn, mí mắt sụp xuống trông uể oải, thiếu sức sống.
Tham khảo: Bất Ngờ Với Lý Do Ngủ Dậy Bị Chóng Mặt Cảnh Báo Bệnh Tật
Do nằm sai tư thế
Nằm sai tư thế là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mờ mắt khi thức dậy. Nếu bạn có thói quen ngủ áp mặt xuống gối hoặc áp mặt vào cánh tay thì mắt sẽ bị chà xát gây hiện tượng khô và mờ mắt. Không chỉ vậy nó còn gây hạn chế lưu thông máu ở nhãn cầu làm ảnh hưởng đến thị giác.
Do quạt chiếu thẳng vào mắt
Nếu khi ngủ mà để quạt chiếu thẳng vào mắt trong một thời gian dài cũng có thể khiến mắt bị khô và mờ.
Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống dị ứng, thuốc điều trị bệnh khớp, hen suyễn… có khả năng gây mờ mắt do tác dụng phụ làm tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
Do các bệnh về mắt
Các bệnh lý như đục thủy tinh thể, đục dịch kính có thể khiến mắt bị mờ dần theo thời gian. Mắt ngày càng trở nên nhòe và kém.
Do các bệnh lý trong cơ thể
Các bệnh lý phổ biến như: đái tháo đường, đột quỵ, u não, tăng huyết áp, viêm xoang… cũng là một trong những nguyên nhân gây mờ mắt. Do đó cách tốt nhất là sớm điều trị những bệnh lý này để tránh những tổn thương nặng đến mắt.
Cách cải thiện mắt bị mờ khi ngủ dậy
Ngủ dậy mắt bị mờ có rất nhiều nguyên nhân. Để có cách điều trị phù hợp, bạn cần xác định rõ nguyên nhân rồi tìm cách chữa hợp lý. Sau đây là một số mẹo giúp cải thiện tình trạng mờ mắt khi ngủ dậy.
Cho mắt nghỉ ngơi bằng một giấc ngủ sâu:
Một ngày, mắt của chúng ta làm việc liên tục trừ lúc ngủ. Vì vậy giấc ngủ được xem là thời gian để thư giãn mắt, giúp mắt được nghỉ ngơi và sửa chữa phục hồi. Một giấc ngủ sâu được xem là cách để thư giãn mắt tốt nhất. Do đó hãy để cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu, cần cố gắng đi ngủ vào khung giờ vàng và ngủ đủ giấc để mắt không bị mờ, hạn chế suy giảm thị lực.
Mát-xa thư giãn cho mắt:
Xung quanh mắt có rất nhiều huyệt đạo vì vậy khi mát-xa sẽ có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện khí huyết, tuần hoàn máu quanh vùng cơ của mắt. Bạn có thể thực hiện mát-xa đơn giản bằng cách xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp lên mắt khoảng 10s. Hơi ấm từ bàn tay sẽ giúp tăng tuần hoàn máu và làm giãn các cơ quanh vùng mắt, giúp bạn thư giãn mắt và giảm mệt mỏi.
Ăn những loại thực phẩm tốt cho mắt:
Thực phẩm là một trong những cách chữa trị các bệnh về mắt rất an toàn và hiệu quả. Bạn nên ăn các loại rau củ như cà rốt, cà chua, đu đủ, dưa leo… Hàm lượng Vitamin A dồi dào trong các loại rau củ này sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng mờ mắt. Ngoài ra bạn có thể uống các loại nước trái cây và rau xanh để tăng cường hàm lượng Vitamin A cho cơ thể.
Người già, người lớn tuổi nên ăn cải bó xôi sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể… vì trong loại rau này có chứa lutein, zeaxanthin – thành phần chính cấu tạo nên điểm vàng.
Sử dụng nguồn ánh sáng tốt khi làm việc và đọc sách:
Thói quen làm việc và sử dụng các thiết bị điện tử trong bóng tối là một trong những nguyên nhân gây nên những tác động tiêu cực cho mắt. Do đó khi làm việc, giải trí, đọc sách… bạn nên đảm bảo nguồn ánh sáng tốt để không gây hại cho mắt. Sử dụng các loại đèn chiếu, đèn chuyên dụng cho học tập và làm việc. Nên mở cửa sổ để có ánh sáng tự nhiên vào phòng.
LỜI KẾT:
Có thể thấy hầu hết tình trạng mờ mắt khi ngủ dậy có thể tự phục hồi. Tuy nhiên bạn nên lưu ý những nguyên nhân gây nên tình trạng này để có cách khắc phục tốt nhất. Ngoài ra nếu bạn bị mờ mắt do các bệnh lý khác dẫn đến thì nên tìm cách chữa trị để tránh gây ảnh hưởng xấu về sau.