Bé Ngủ Hay Bị Giật Mình: Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Bé ngủ hay giật mình là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nó thường xuyên diễn ra thì ba mẹ cần phải tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao bé ngủ hay giật mình khóc và cách cải thiện tình trạng này cho bé.
Biểu hiện của trẻ ngủ bị giật mình
- Trẻ đột ngột mở rộng cánh tay và chân, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Sau phản ứng trên bé thường cong lưng và co tứ chi lại gần cơ thể.
- Phản xạ này giúp bé cảm thấy an toàn khi khi còn trong bụng mẹ. Khi trẻ bị giật mình, có thể sẽ khóc một lúc.
Nguyên nhân bé ngủ hay giật mình
Bé mới sinh ngủ hay bị giật mình có rất nhiều nguyên nhân. Cũng có thể là do sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là do bệnh lý.
Do phản xạ tự nhiên
Giật mình là phản xạ tự nhiên của trẻ khi mới chào đời. Có thể do bé chuyển từ môi trường trong bụng mẹ sang môi trường bên ngoài nên cơ thể tạo ra phản ứng để bảo vệ bản thân trước những đe dọa. Phản ứng này không có gì xấu, nó sẽ biến mất ngay sau khi trẻ cứng cáp hơn, tầm từ 3-6 tháng.
Tham khảo: Ngủ Dậy Bị Đau Đầu Gối Là Bệnh Gì?
Do tiếng ồn lớn
Trẻ đang ngủ mà có tiếng ồn lớn cũng có thể dễ bị giật mình. Hoặc khi bé đang được bé ãm ru ngủ rồi bị đặt xuống giường đệm một cách bất ngờ.
Do thay đổi ánh sáng
Việc thay đổi cường độ ánh sáng có thể kích hoạt phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh. Nếu bé đang ngồi trong phòng tối mà bất ngờ mở cửa sổ trong phòng thì bé cũng dễ bị giật mình.
Do tâm lý
Có thể bé bị hồi hộp, lo lắng, hay mơ thấy ác mộng cũng có thể tạo nên phản xạ giật mình.
Do bệnh lý
Một vài những nguyên nhân bệnh lý phổ biến khiến bé ngủ hay bị giật mình khóc đó là: thiếu canxi, trào ngược dạ dày, bị ốm, hệ thần kinh trung ương có vấn đề, bệnh tim, suy nhược cơ thể, thiếu máu…
Bé ngủ hay bị giật mình có hại không?
Hiện tượng bé ngủ bị giật mình quấy khóc thường xảy ra vào ban đêm và nó gây ra khá nhiều hệ lụy cho sức khỏe của bé.
Chậm tăng cân
Giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với việc phục hồi và phát triển của trẻ nhỏ. Nó giúp kích thích tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng chiều cao nhiều hơn gấp 4-5 lần so với bình thường. Vì vậy nếu trẻ hay bị giật mình khi ngủ khiến chất lượng giấc ngủ không đảm bảo có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.
Ảnh hưởng đến não bộ
Trong những năm tháng đầu đời, bộ não của bé chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Sự phát triển của não bộ dễ bị tác động bởi các yếu tố gây kích thích. Những trẻ khi ngủ hay giật mình và khóc đêm thường khả năng học hỏi và xử lý tình huống sẽ kém hơn so với những bé ngủ ngoan.
Không chỉ vậy, hiện tượng giật mình khi ngủ ở trẻ còn gây nên các hệ lụy khác như giảm sản xuất hormone tăng trưởng, hệ thống miễn dịch và tiêu hóa yếu.
Xem thêm: Nằm Ngủ Hay Bị Giật Mình Có Sao Không?
Tăng nguy cơ bị đột tử
Nếu trẻ nhỏ hay bị giật mình và khóc thét liên tục không dỗ được có thể gây ức chế hệ hô hấp, ngưng thở và nguy cơ đột tử cao.
Trẻ dễ đói lả
Trẻ ngủ hay giật mình khóc có thể đói nhưng khi mẹ cho bú lại không chịu ăn. Điều này là do hormone tăng trường điều hòa cảm giác thèm ăn dẫn đến trẻ bị đói lả và mẹ bị giảm sữa, mất sữa.
Cách chữa giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh
Để có cách chữa giật mình khi ngủ cho bé, ba mẹ cần xem xét nguyên nhân rồi đưa ra cách khắc phục theo hướng đó.
Hành động chậm khi thay đổi vị trí của bé
Sự thay đổi vị trí đột ngột từ bế sang nằm có thể khiến bé giật mình và khóc. Do đó nếu bạn đang bế bế ngủ và muốn đặt bé xuống giường hoặc nôi cũi thì nên thực hiện thật nhẹ nhàng, chậm rãi.
Quấn khăn cho bé
Quấn khăn giúp bé không cử động tay chân đột ngột, tạo cho bé cảm giác an toàn giống như trong bụng mẹ, do đó trẻ sẽ cảm thấy yên tâm và ngủ ngon hơn, tránh được tình trạng giật mình khóc.
Cho bé ngủ trong môi trường yên tĩnh
Môi trường ngủ là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Để tránh tình trạng bé ngủ hay bị giật mình bạn nên hạn chế tiếng ồn, âm thanh lớn. Có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng hiện đại trong phòng ngủ của bé. Giảm độ sáng của đèn ngủ. Khi cho bé bú hay đang ru con ngủ mẹ cũng nên tránh những cử động đột ngột.
LỜI KẾT
Hiện tượng trẻ ngủ bị giật mình thường kéo dài từ 3-6 tháng đầu sau đó sẽ tự hết. Do đó ba mẹ không cần quá lo lắng. Trong trường hợp bé đã cứng cáp hơn nhưng vẫn hay giật mình khi ngủ dù mẹ đã áp dụng các phương pháp kể trên thì nên cho con đi khám để biết rõ nguyên nhân và tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website: demnhat.vn của chúng tôi để được cập nhật những thông tin bổ ích liên quan đến khoa học giấc ngủ nhé.