Hotline: 1800 1051

Bé Ngủ Ngáy Nguyên Nhân Do Đâu?

Bé ngủ ngáy là dấu hiệu cho thấy vấn đề sức khỏe của trẻ đang có vấn đề. Phụ huynh không nên xem thường biểu hiện này. Nếu thấy con ngủ ngáy thường xuyên thì ba mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách chữa trị đúng đắn nhất.

Biểu hiện của ngủ ngáy ở trẻ nhỏ

Bé Ngủ Ngáy

Chứng ngủ ngáy ở trẻ em xảy ra khi vùng họng hoặc vùng mũi, miệng bị hẹp lại gây hẹp đường thở. Khi bé đang trong tình trạng ngủ và hít thở thì một lượng không khí đi vào trong cơ thể nhưng đi qua một vùng hẹp làm niêm mạc mô xung quanh rung lên và tạo ra tiếng kêu gọi là tiếng ngáy.

Nguyên nhân ngủ ngáy ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bé ngủ ngáy.

Do bẩm sinh

Cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài hoặc có thể là những bất thường về hàm dưới hoặc lưỡi của trẻ. Những hiện tượng bẩm sinh này có thể gây chứng ngủ ngáy ở trẻ.

Do bệnh lý về đường hô hấp

Amidan quá to, phì đại amidan và VA, viêm xoang, phong mũi kiến khiến trẻ bị rối loạn nhịp thở gây nên biểu hiện ngủ ngáy.

Xem thêm: Bé Ngủ Không Sâu Giấc Vì Sao?

Do bệnh lý khác

  • Béo phì – khiến lớp mỡ bám dày dưới cổ họng khiến cổ họng hẹp đi gây rối loạn nhịp thở và ngủ ngáy.
  • Dị ứng khói thuốc lá khiến cơ quan hô hấp của trẻ kém đi nên khi ngủ trẻ hay khò khè, rối loạn nhịp thở và ngủ ngáy.
  • Cảm lạnh, cảm cúm khiến mũi trẻ bị nghẹt nên phải thở bằng miệng, gia tăng tình trạng ngủ ngáy.
  • Hen phế quản khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc hít thở gây cản trở giấc ngủ và phát ra tiếng ngáy khi ngủ.

Do môi trường

Phấn hoa, bụi bặm có thể gây dị ứng làm cho các mô trong mũi họng của trẻ bị viêm gây tắc nghẽn đường thở làm trẻ ngủ khò khè.

Nhận biết chứng ngủ ngáy sinh lý và ngủ ngáy bệnh lý

Ngủ ngáy sinh lý: Nguyên nhân có thể là do gỉ mũi, khoang mũi và đường thở của bé mới sinh còn nhỏ dẫn đến sự ma sát không khí và phát ra tiếng kêu. Khi trẻ càng lớn thì khoang mũi rộng ra và không còn bị ngủ ngáy nữa.

Ngủ ngáy bệnh lý: Nếu trẻ từ 3-10 tuổi mà vẫn thấy ngủ ngáy, tiếng ngáy to, khụt khịt mạnh thì được coi là bệnh lý và các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý điều này.

Ngủ ngáy ở trẻ có nguy hiểm không?

Ngủ ngáy khi ngủ tưởng chừng chỉ là bệnh về đường hô hấp nhưng nó có thể cản trở sự phát triển trí não ở trẻ. Có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị ngưng thở và tử vong khi ngủ. Vì vậy phụ huynh không nên xem thường chứng ngủ ngáy ở trẻ.

Nếu trẻ thường xuyên có dấu hiệu ngủ ngáy thì bạn nên tìm hiểu xem nguyên nhân do đâu. Hậu quả của việc trẻ ngủ ngáy có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ không sâu, bị ngắt quãng khiến cho não bộ không được nghỉ ngơi hoàn toàn khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, hay cáu gắt, quấy khóc.

Bé Ngủ Ngáy 2

Việc thiếu ngủ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, trẻ hay đái dầm vào ban đêm, giảm phát triển trí tuệ.

Ngủ ngáy còn là nguy cơ dẫn đến các chứng bệnh khác như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, ngưng thở kéo dài khi ngủ…

Tham khảo: Bé Ngủ Hay Bị Giật Mình: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Cách chữa trị ngủ ngáy ở trẻ

Tùy từng nguyên nhân mà cách điều trị ngủ ngáy ở trẻ sẽ khác nhau.

  • Trường hợp trẻ bị ngủ ngáy là do viêm amidan, viêm VA thì ba mẹ có thể cân nhắc cắt amidan, nạo VA cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến như viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng…
  • Nếu trẻ có tình trạng thừa cân, béo phì thì bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống của trẻ và thực hiện điều chỉnh chế độ ăn hợp lý hơn.
  • Tránh xa các loại khói thuốc. Trẻ nhỏ có sức đề kháng và miễn dịch còn kém nên nếu tiếp xúc với các loại khói thuốc có thể dẫn đến viêm đường hô hấp.
  • Cho trẻ ngủ nằm nghiêng và giữ cho đầu cao để bé dễ thở hơn. Bạn nên chú ý đến chăn đệm, gối đầu của trẻ, đảm bảo sạch sẽ, thơm tho bởi để tránh những tác nhân gây dị ứng. Bạn nên sử dụng các loại đệm có khả năng kháng khuẩn cho giường ngủ của trẻ.
  • Thực hiện nhỏ nước muối sinh lý cho bé trước khi đi ngủ. Môi trường chúng ta đang sống có rất nhiều bụi bặm. Vì vậy bạn nên nhỏ nước muối sinh lý cho con đều đặn như một cách vệ sinh khoang mũi, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến đường thở.
  • Sử dụng máy tạo ẩm để làm tăng độ ẩm trong phòng ngủ giúp bé dễ thở và không bị ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.
  • Cho trẻ tập luyện thể dục nhẹ nhàng để giảm cân và tăng oxy cho não.

Khi bé ngủ ngáy, phụ huynh nên theo dõi nguyên nhân và các biểu hiện để nhận biết mức độ nặng nhẹ, ngủ ngáy là do sinh lý hay bệnh lý. Từ đó sẽ có cách chữa trị triệt để giúp ba mẹ yên tâm hơn. Nếu trẻ ngủ ngáy kèm theo các dấu hiệu bất thường thì bạn nên cho con đến sở y tế để khám chữa và điều trị.