Hotline: 1800 1051

Tại Sao Bé Ngủ Hay Vặn Mình? Giải Đáp Cùng Chuyên Gia

Bé ngủ hay vặn mình có 2 nguyên nhân, nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý. Bình thường trẻ mới chào đời thường hay rướn người, vặn mình khi ngủ trong vài giây rồi thôi. Tuy nhiên nếu hiện tượng vặn mình kèm theo giật mình diễn ra thường xuyên thì cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị từ các chuyên gia.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình?

Trẻ vặn mình, gồng mình, rướn người, mặt đỏ thường xảy ra ở các bé sơ sinh cho đến bé 2 tháng tuổi. Thường biểu hiện này sẽ kết thúc khi trẻ được 3-4 tháng. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường nên các bậc làm cha mẹ không nên quá lo lắng.

Tại Sao Bé Ngủ Hay Vặn Mình

Trẻ ngủ hay vặn mình có thể là do chưa quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ, các tế bào thần kinh chưa biệt hóa, vỏ não chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ não chiếm ưu thế. Do đó trẻ sơ sinh thường có biểu hiện múa tay múa chân.

Nếu trẻ thường xuyên vặn mình, gồng đỏ mặt thì bố mẹ cần phải theo dõi biểu hiện này để phát hiện ra những bệnh lý mà cơ thể con đang báo hiệu. Chẳng hạn có thể trẻ bị côn trùng đốt, hoặc một vài những bệnh lý tổn thương da khác. Hoặc các vấn đề liên quan đến rối loạn thần kinh cũng có thể gây ra tình trạng vặn mình khi ngủ.

Nguyên nhân trẻ ngủ hay vặn mình

Thường thì trẻ sơ sinh hay vặn mình thường là do nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên ba mẹ cũng không nên chủ quan bỏ qua vì hiện tượng vặn mình khi ngủ cũng có thể do một vài bệnh lý gây nên.

Xem thêm: Bé Ngủ Ngáy Nguyên Nhân Do Đâu?

Trẻ vặn mình do sinh lý:

  • Khi môi trường có những thay đổi mà trẻ có thể cảm nhận được thì trẻ sẽ phản ứng lại bằng hiện tượng vặn mình. Chẳng hạn như nơi ngủ có nhiều tiếng ồn, phòng sáng đột ngột, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Trẻ bị đói cũng rất hay cựa quậy, vặn mình, uốn người.
  • Khi đi tiểu, đại tiện trẻ, khi tã ướt hoặc tã quá chật khiến bé khó chịu.
  • Khi trẻ bị quấn khăn hoặc mặc quần áo quá chật chội gây phản ứng vặn mình, gồng mình, đỏ mặt.

Trẻ vặn mình do bệnh lý:

  • Do da trẻ bị côn trùng đốt, dị ứng, ngứa. Nói chung là các tổn thương liên quan đến da có thể khiến trẻ vặn mình.
  • Do rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh bị tổn thương khiến trẻ hay vặn mình khi ngủ.
  • Do hạ canxi, trẻ sơ sinh rất hay bị hạ canxi huyết, quấy khóc, ngủ không ngon, dễ kích động, vặn mình, rướn người khi ngủ. Mẹ nên ăn uống khoa học, các thực phẩm như cá hồi, cá thu rất giàu canxi giúp cung cấp canxi cho bé qua sữa mẹ.
  • Bệnh lý về gan như vàng da cũng khiến cho não bộ của trẻ bị tổn thương gây co giật.

Làm sao nếu bé ngủ hay vặn mình?

Để hạn chế tình trạng bé ngủ vặn mình thì cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:

Thay tã trước khi ngủ

Khi trẻ ngủ mà tã bị ướt, mất vệ sinh sẽ gây cảm giác ngứa ngáy. Do đó bạn cần kiểm tra tã, thay tã khô cho trẻ khi đi ngủ, sử dụng loại tã có độ thấm hút tốt. Bên cạnh đó nên mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, đủ ấm.

Tại Sao Bé Ngủ Hay Vặn Mình 3

Cần giặt giũ chăn đệm thường xuyên, hạn chế vi khuẩn tích tụ, gây mùi khó chịu.

Xoa dịu để trẻ thoải mái

Khi trẻ vặn mình tức là trẻ đang cảm thấy không an toàn. Do đó lúc này bạn hãy ôm con vào lòng và âu yếm để con cảm thấy yên tâm hơn. Có thể hát ru, nói chuyện với con để con cảm thấy được che chở.

Tham khảo: Bé Ngủ Không Sâu Giấc Vì Sao?

Tắm nắng cho trẻ

Tại Sao Bé Ngủ Hay Vặn Mình 2

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên giúp bổ sung vitamin D, tăng khả năng hấp thụ canxi giúp trẻ không bị thiếu canxi – nguyên nhân khiến trẻ hay vặn mình khi ngủ.

Quan tâm đến cảm xúc của con

Trẻ vặn mình cũng có thể là do trẻ đói, khó chịu do tã ướt, do nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh… nên ba mẹ hãy để ý cảm xúc của con để hỗ trợ con những lúc này nhé.

Ngoài tra trẻ 1-2 tháng hay vặn mình là để giãn cơ khớp do nằm một chỗ quá lâu. Khi đó bạn có thể bế con và cho con đi dạo xung quanh nhà.

Kiểm tra các bất thường trên cơ thể trẻ

Kiểm tra xem da trẻ có bị nổi mẩn đỏ hay viêm loét gì không. Trẻ có bị nóng, sốt hay bao tay quá chật không.

Không áp dụng các phương pháp dân gian

Một số các phương pháp dân gian như xông hơi, đắp lá, chườm nóng… nếu không có sự cho phép của bác sĩ thì không nên thực hiện. Nếu bé có biểu hiện bất thường thì nên đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Nếu trẻ có biểu hiện của hạ canxi như ngủ không ngon, hay giật mình, gồng mình, đổ mồ hôi, quấy khóc, nôn mửa, chậm lên cân… thì nên đưa đến cơ sơ y tế để được điều trị ngay.

Chú ý: Tất cả những biểu hiện liên quan đến bệnh lý cha mẹ không nên tự ý chữa trị mà phải đưa trẻ đi khám bởi bác sĩ chuyên khoa để có kết luận chính xác về nguyên nhân và cách điều trị đúng đắn.

Trên đây là bài viết về chủ đề bé ngủ hay vặn mình nguyên nhân do đâu và cách khắc phục. Dem Nhat hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.