Bạn đã biết giấc ngủ kéo dài bao lâu chưa?
Ngủ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi sau những ngày giờ làm việc và học tập. Vậy giấc ngủ kéo dài bao lâu là hợp lý? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn một loạt các câu hỏi liên quan đến thời gian của các giai đoạn trong một chu kỳ giấc ngủ.
Chu kỳ giấc ngủ kéo dài bao lâu?
Một giấc ngủ chợp mắt có thể kéo dài khoảng từ 5 phút đến 3 tiếng. Do đó nếu bạn hỏi chu kỳ giấc ngủ kéo dài bao lâu thì nó có thể bao gồm một chu kỳ ngủ hoàn chỉnh hoặc chỉ một vài giai đoạn.
Giấc ngủ được tính cả vào ban đêm lẫn khi chợp mắt trong ngày đều được hình thành bởi các chu kỳ ngủ tối đa 90 phút với 5 giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên ở đây giai đoạn ngủ sâu và rất sâu được gộp thành 1 giai đoạn tạo nên 4 giai đoạn giấc ngủ.
Giai đoạn 1: Giai đoạn ru ngủ kéo dài từ 2 – 5 phút
Giai đoạn này bạn rất dễ bị đánh thức bởi âm thanh, tiếng ồn. Mắt vẫn chuyển động, não bộ vẫn hoạt động bình thường. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa ru ngủ sang ngủ nông vì vậy thức dậy ở giai đoạn này bạn hoàn toàn tỉnh táo và không có cảm giác là mình đã ngủ. Thời gian diễn ra của giai đoạn này khá ngắn nên bạn hoàn hoàn có thể ý thức được toàn bộ những gì đang xảy ra xung quanh mình.
Giai đoạn 2: Giai đoạn ngủ nông kéo dài khoảng 30 phút
Lúc này thân nhiệt giảm dần, các cơ được thư giãn và hơi thở cũng như nhịp tim dần trở nên ổn định hơn.
Nơ-ron thần kinh cũng bắt đầu tạo ra các làn sóng điện não lướt qua vỏ não một cách ngắt quãng. Thỉnh thoảng có những đợt sóng nhanh.
Giai đoạn 3: Giai đoạn ngủ sâu kéo dài 20 – 30 phút
Lúc này sóng não hoạt động chậm, tần số sóng sẽ tăng lên khi nơ-ron phối hợp kích thích và đây là lúc giấc ngủ sâu nhất.
Giai đoạn 4: Giai đoạn REM ngủ mơ kéo dài từ 10 – 20 phút
Trong giấc ngủ REM, bộ não của bạn hoạt động tích cực giống như khi bộ khi tỉnh táo. Sau khi kết thúc giai đoạn này thì hoàn thành 1 chu kỳ của giấc ngủ.
Xem thêm: 5 Giai Đoạn Giấc Ngủ Bạn Nên Biết!
Giấc ngủ ngắn có tốt không?
Một giấc ngủ ngắn có khiến bạn cảm thấy tốt hơn không? Câu hỏi này không có câu trả lời cụ thể vì nó còn phụ thuộc vào giấc ngủ đó diễn ra bao nhiêu giai đoạn hay dừng ở giai đoạn nào. Việc giấc ngủ ngắn kết thúc ở giai đoạn nào quyết định đến việc bạn có tỉnh táo hay không sau khi ngủ ngắn.
Ngủ ngắn ở giai đoạn 2
Nếu bạn chợp mắt khoảng 20 phút tức là giấc ngủ của bạn diễn ra ở giai đoạn 2. Ở giai đoạn 2 giấc ngủ được liên kết với điện thế hóa dài hạn, tăng cường hoạt động của synap giữa các nơron nên ở giai đoạn này bạn vẫn có thể tiếp nhận thông tin từ bên ngoài.
Vì giấc ngủ ngắn 20 đến 30 phút dừng lại ở gần giấc ngủ sâu nên tương đối dễ để tỉnh dậy. Nếu giấc ngủ ngắn kết thúc ở giai đoạn 2 thì bạn sẽ cảm thấy cơ thể và tinh thần tốt hơn, năng lượng cũng được phục hồi giúp bạn có thể tiếp tục công việc hay học tập một cách suôn sẻ.
Ngủ ngắn ở giai đoạn 3
Nếu giấc ngủ ngắn của bạn kéo dài từ 30 đến 60 phút tức là bạn vừa chuyển vào giấc ngủ sâu của giai đoạn 3. Ở giai đoạn này não bộ làm việc kết nối những đợt sóng não với các làn sóng chậm, cũng là giai đoạn khó để tính dậy nhất.
Vì vậy nếu giấc ngủ ngắn kết thúc ở giai đoạn 3 thì bạn sẽ cảm thấy hơi mệt mỏi mặc dù nó cũng giúp cơ thể phục hồi năng lượng. Mọi hoạt động của não bộ sẽ trở lại bình thường sau 15 phút khi tỉnh dậy.
Ngủ ngắn ở giai đoạn REM
Tức là giấc ngủ sẽ kéo dài từ 60 đến 90 phút. Trong giai đoạn REM, vỏ não trước trán sẽ hoạt động ít lại trong khi hạch hạnh nhân và vỏ não đai – vùng liên kết với cảm xúc trở nên linh hoạt hơn. Chính vì vậy sẽ xuất hiện những giấc mơ khi ngủ REM.
Mặc dù giấc REM này thường dài hơn giấc ngủ ở giai đoạn 3 nhưng bạn sẽ dễ dàng tỉnh giấc hơn vì hoạt động của não bộ gần hơn với việc tỉnh giấc.
Tham khảo: 4 Lầm Tưởng Về Giấc Ngủ
Lợi ích của việc ngủ ngắn
Những người hay ngủ chợp mắt thường xuyên có được những lợi ích từ việc ngủ ngắn mà những người không ngủ ngắn không có được đó là:
Người ngủ ngắn có khả năng ở trạng thái ngủ nông hơn và chuyển sang các giai đoạn ngủ dễ dàng hơn nên khi thức dậy không thấy mệt. Trong khi những người không ngủ ngắn thường trải qua giấc ngủ sâu hơn khi chợp mắt do đó họ thường mệt mỏi hơn sau khi tỉnh.
Demnhat hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về giấc ngủ, biết được giấc ngủ kéo dài bao lâu, gồm những giai đoạn nào và nên ngủ nghỉ ở những giai đoạn nào trong giấc ngủ thì sẽ cảm thấy tỉnh táo khi thức giấc. Biết được những điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được việc sắp xếp giờ giấc ngủ nghỉ khoa học, mang đến hiệu quả trong học tập và làm việc.