Cách Huấn Luyện Giấc Ngủ Cho Trẻ 9 Tháng Tuổi
9 tháng tuổi là giai đoạn con bắt đầu có sự hiếu động, thích khám phá hơn, thích bò trườn và cũng ngủ ít hơn so với giai đoạn trước. Vì vậy mẹ cần hiểu về giấc ngủ của trẻ ở giai đoạn này để có cách huấn luyện giấc ngủ cho trẻ 9 tháng tuổi.
Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ 9 tháng tuổi
Tầm quan trọng của giấc ngủ với bé 9 tháng
Dù ở độ tuổi nào thì giấc ngủ vẫn luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Đặc biệt là trẻ ở những năm tháng đầu đời.
Giấc ngủ giúp bé được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng giúp trẻ luôn vui vẻ, tỉnh táo vào ngày hôm sau. Nếu trẻ ngủ không đủ giấc thì rất dễ bị buồn ngủ, cáu gắt và mệt mỏi. Các dấu hiệu nhận biết bé buồn ngủ là dụi mắt, gục đầu lên vai mẹ, tỏ ra chán các món đồ chơi.
Bé 9 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Trẻ được 9 tháng tuổi thì giấc ngủ đủ là khoảng 14 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên cũng tùy từng trẻ mà thời lượng có thể khác nhau giao động từ 12 đến 16 tiếng.
Ở giai đoạn này thì gần như trẻ ngủ suốt đêm và không bị trở giấc. Do đó thời điểm này mẹ chăm bé cũng đỡ mệt hơn. Mặc dù trẻ đã trải qua giấc ngủ suốt đêm nhưng vẫn cần những giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
Bé 9 tháng thường hay khó ngủ?
Bé 9 tháng thường hay khó ngủ do đó mẹ cần hiểu những vấn đề mà trẻ đang gặp phải ở giai đoạn này để có cách chăm sóc giấc ngủ cho bé 9 tháng.
Trẻ mọc răng: Mọc răng thường có các dấu hiệu như chảy dãi, phát ban, quấy khóc. Việc kích thích dưới nướu khiến trẻ khó chịu và khó ngủ hơn.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác khiến bé khó ngủ như phòng ngủ quá sáng, ồn ào, do thay đổi chỗ ngủ của con, do thời gian ngủ nghỉ của trẻ không hợp lý, trẻ hay ăn no trước khi đi ngủ, do còi xương, thiếu canxi, kẽm, magie hoặc sắt khiến trẻ mệt mỏi, hay ngủ ngày và giấc ngủ về đêm không sâu và thường hay khó ngủ.
Cách rèn luyện giấc ngủ cho bé 9 tháng đúng cách
Bé 9 tháng tuổi thường ngủ từ 12-16 tiếng một ngày. Do đó bạn nên tìm hiểu về cách huấn luyện giấc ngủ cho bé để bé ngủ ngon hơn và mẹ cũng bớt khó nhọc hơn. Sau khi bé đã có nhịp sinh học ngủ nghỉ đúng chuẩn rồi thì sẽ dễ ngủ sâu hơn, biết giờ nào nên đi ngủ và không cần mẹ phải dỗ ngủ như trước nữa. Cụ thể:
Xây dựng lịch trình ngủ nghỉ đúng cách
Bé 9 tháng tuổi đã nhận biết được nhịp sinh học ngày đêm. Do đó việc xây dựng thói quen ngủ nghỉ cho con theo nhịp sinh học là rất cần thiết. Mẹ nên cho bé đi ngủ dúng giờ, tập cho con thói quen nhận biết giờ đi ngủ bằng cách cho bé ăn, tắm rửa, ôm ấm lần cuối và hát ru cho bé. Như vậy kể từ những lần sau mỗi khi hoạt động đó lặp lại là trẻ biết đã đến giờ đi ngủ.
Cho trẻ đi ngủ theo nhu cầu
Nhu cầu ngủ nghỉ của mỗi trẻ là khác nhau. Có trẻ 9 tháng ngủ 12 tiếng nhưng cũng có trẻ ngủ đến 16 tiếng. Vì vậy tùy theo nhu cầu của trẻ mà mẹ cần biết cách sắp xếp giờ giấc sao cho hợp lý, đừng để con buồn ngủ dẫn đến cáu gắt và hay quấy khóc.
Mẹ có thể cho trẻ đi ngủ sớm và có thể để trẻ ngủ từ 10-12 tiếng vào ban đêm. Sau đó cho trẻ ngủ thêm một vài giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
Tham khảo: Giấc Ngủ Của Bé 3 Tháng Diễn Ra Như Thế Nào?
Không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào buổi trưa
Ngủ trưa quá nhiều có thể khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm. Do đó mẹ nên giới hạn thời lượng giấc ngủ vào ban ngày là bao lâu. Chẳng hạn nếu bé 9 tháng nhà bạn thường ngủ 14 tiếng một ngày thì bạn có thể cho con ngủ 10 tiếng vào ban đêm và phân bổ 4 tiếng ngủ vào ban ngày, sáng, trưa, chiều. Nói chúng giấc ngủ vào ban ngày không nên quá 4 tiếng vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
Không nuông chiều khi trẻ ngủ khóc
Nếu bé quấy khóc vào ban đêm thì mẹ có thể dỗ bé, vỗ mông nhẹ nhàng để bé yên tâm hơn. Không nên bế bé ra khỏi nôi và cho bé chơi vì điều đó vô tình tạo thói quen xấu cho trẻ. Hãy tập cho con thói quen đến giờ ngủ là sẽ đi ngủ và dù trẻ có biểu hiện phản kháng thì cũng sẽ không được đáp ứng.
Bé 9 tháng cần được nghỉ ngơi khoảng 14 tiếng hoặc hơn tùy từng bé. Hy vọng rằng với bài chia sẻ về cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 9 tháng tuổi trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.
Giấc ngủ của trẻ đóng thực sự vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển do đó hãy xây dựng cho con một thói quen ngủ nghỉ khoa học để bé phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ nhé. Hãy theo dõi các bài viết của demnhat để được cập nhật những thông tin hữu ích liên quan đến khoa học giấc ngủ.