Cao Su Latex Là Gì? Đặc Điểm Của Cao Su Latex?
Cao su latex được ứng dụng để làm đệm giường ngủ cao cấp. Vậy cao su latex là gì, đặc điểm của nó có gì nổi bật mà lại được các nhà sản xuất ưa chuộng trong sản xuất đệm ngủ. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này để biết các dòng đệm sản xuất bằng chất liệu cao su latex có tốt không nhé.
Cao su latex là gì?
Cao su latex hay (mủ cao su nước) là chất lỏng phức tạp có thành phần và tính chất khác nhau. Latex ở trạng thái nhũ tương thể sữa trắng đục của các hạt tử cao su trong môi trường phân tán chất lỏng theo nguyên tắc.
Các loại cao su latex
Cao su Latex thiên nhiên NR
Là loại cao su có nguồn gốc từ tự nhiên, nó được thu hoạch từ cây cao su trong rừng cao su bằng phương pháp cạo mủ. Latex tự nhiên rất thân thiện với môi trường nhờ khả năng phân hủy nhanh hơn cao su tổng hợp.
Cấu tạo của cao su thiên nhiên bao gồm:
Pha tán là hạt tử cao su Polyisoprene: Được tổng hợp theo phương pháp sinh học và được điều khiển bằng hệ thống enzym. Mang đến những đặc tính ưu việt về cấu trúc và điều hòa lập thể rất cao: 100% đồng dạng cis, khối lượng phân tử và đồng nhất, có mức độ kết bó rất chặt chẽ,… Hàm lượng của các hạt phân tử tùy vào đặc tính sinh lý của cây cao su, dao động từ 25% – 45%.
Môi trường phân tán là serum lỏng có các thành phần phức tạp. Bao gồm chủ yếu là nước (52-70%), protein (2-3%) và dẫn xuất (1-2%), glucid và heterosid khoảng 1%, có khoáng chất khoảng 0.3-0.7%.
Xem thêm: Polyurethane Foam Là Gì? Tính Năng Vượt Trội Của Pu Foam
Cao su tổng hợp SBR
Các loại cao su tổng hợp SBR bao gồm: Polyisoprene (IR); Polybutadiene (còn gọi là cao su Buna viết tắt BR); Styrene – Butadiene copolymer (cao su Buna-S viết tắt SBR); Ethylene – Propylene copolymer (EPDM); Polyisobutylene (cao su Butyl); Polychloroprene (cao su Neoprene viết tắt là CR); Acrylonitrile – Butadiene copolymer (cao su Nitrile); Polyacrylate; Polyurethane (cao su PU)- Polysilicone (cao su Silicone).
Cao su Latex được tổng hợp bằng phương pháp: Đồng trùng hợp nhũ tương từ loại monomer Styrene và Butadiene. Vậy nên cao su thu được không có các đặc tính ưu việt về mặt cấu trúc như là cao su Polyisoprene thiên nhiên, mức độ điều hòa lập thể kém hơn, khả năng kháng đứt, độ đàn hồi kém hơn so với loại cao su Latex thiên nhiên. Tuy vậy, do số lượng liên kết hóa học kém bền ít hơn cao su thiên nhiên nên mức độ chịu lão hóa tốt hơn. Có thể sử dụng để làm thảm cao su chống tĩnh điện.
Cấu tạo và cách tổng hợp SBR: Pha phân tán là các hạt tử cao su Styrene – Butadiene copolymer. Môi trường phân tán chủ yếu là nước cùng với một số ít hệ chất xúc tác cho phản ứng đồng trùng hợp nhũ tương. Khi sản xuất các sản phẩm này người ta thường phải cho thêm phụ gia để hạn chế khuyết điểm này.
Thành phần của các chất trong cao su Latex tổng hợp có thể thẩm thấu qua da, gây ung thư. Do đó khi lựa chọn các sản phẩm được làm từ chất liệu cao su tổng hợp, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Đặc điểm của cao su latex
Độ bền cao: Trên 10 năm, nếu được vệ sinh, bảo quản cẩn thận thì tuổi thọ có thể kéo dài thêm vài chục năm. Hệ số lão hóa đo được của chất liệu này trên cả lý thuyết và thực tế đều đạt mức chuẩn quốc tế.
Chỉ số vật lý vượt trội: Cao su latex có độ co giãn, độ chịu kéo, sức chịu lão hóa hơn hẳn các loại cao su khác trên thị trường.
Khả năng nâng đỡ cơ thể: Khi được sử dụng để sản xuất đệm, cao latex là vật liệu đạt tiêu chuẩn cao và có độ phân cực gần như là không; độ tương đồng về khối lượng phân tử và mức độ điều hòa lập thể, độ đậm đặc, có trật tự liên kết cao; khả năng kết bó chặt chẽ tạo cấu trúc đồng nhất. Giúp nâng đỡ tối đa cơ thể khi nằm.
Độ biến dạng thấp: Cao su latex có màu trắng ngà hoặc vàng kem kế thừa từ cao su thiên nhiên. Độ xẹp lún thấp, tốc độ ngả màu chậm.
Không có mùi hóa học: Latex không có mùi hóa học, chỉ có mùi của chất liệu sinh học nhẹ nhàng, dùng một thời gian mà mùi sẽ bay hết.
Khả năng kháng cháy, kháng khuẩn, ngăn nấm mốc phát triển.
Ứng dụng của cao su latex
Làm gel nịt bụng giúp giảm mỡ bụng hiệu quả hơn. Chất liệu cao su latex đảm bảo độ mịn màng, thoáng mát, không gây dị ứng với da.
Sản xuất đệm. Hầu hết các thương hiệu đệm nổi tiếng trên thị trường hiện nay đều sử dụng cao su latex trong sản xuất đệm. Chất liệu cao su NR thân thiện với môi trường, có khả năng nâng đỡ cơ thể theo đường cong sinh lý, tránh bệnh đau lưng.
Sản xuất lốp xe. Đây là ứng dụng phổ biến nhất của nhựa cây cao su. Tất cả các loại lốp xe trên thế giới hiện nay gần như đều sử dụng chất liệu cao su. Chỉ riêng ngành công nghiệp sản xuất lốp xe đã chiếm 70% sản lượng cao su tự nhiên của thế giới.
Trong ngành xây dựng. Cao su latex được ứng dụng để tạo ra những sản phẩm cao su giảm chấn, cao su ốp cột, thảm cao su, cao su chèn khe hở công trình, ống cao su chịu nhiệt, đắp, bọc và trục cao su, cao su bảo vệ cột góc tường, đệm chống và nhà kho,…
Trong ngành y tế. Cao su được sử dụng để làm găng tay, nút cao su…
Trong ngành thủy điện. Latex được sử dụng để làm gioăng cao su chèn bê tông, thiết bị chống thấm đến cao su củ tỏi, cao su diềm chắn than, các loại băng chặn nước,..
Các câu hỏi về cao su latex
Cách phân biệt đệm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp?
Để phân biệt đệm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, người ta dùng phương pháp đốt.
Khi đốt cháy, đệm được làm từ cao su thiên nhiên bị hóa nhầy, chảy dẻo trong suốt quá trình cháy.
Trong khi đó, đệm được làm từ cao su tổng hợp không bị hóa nhầy, không chảy dẻo mà chỉ hoá thành muội than khô trong suốt quá trình cháy.
Làm thế nào để xử lý vết bẩn trên đệm cao su?
Chúng ta không thể xả nước trực tiếp mà phải dùng bột giặt pha với nước sau đó dùng khăn bông chà nhẹ lên vết bẩn. Nên sử dụng bột giặt dịu nhẹ, không dùng chất tẩy mạnh. Sau khi loại bỏ được vết bẩn thì dùng quạt sấy khô để tránh đệm bị ẩm mốc.
Nếu trong đệm có bụi bẩn tích tụ trong các lỗ thoáng khi thì bạn có thể dùng máy hút bụi mini để hút bụi bám trên đệm. Không dùng vật nhọn để chọc vào đệm.
Để loại bỏ mùi hôi khó chịu trên đệm, bạn có thể sử dụng baking soda vẩy lên bề mặt đệm và để trong vòng 20 – 30 phút sau đó làm khô bằng máy hút bụi. Cuối cùng bạn dùng khăn bông ẩm trải lên bề mặt đệm cao su và làm sạch.
Khi phơi đệm, nên chọn nơi thông thoáng, có nhiều gió. Tránh ánh nắng trực tiếp vì sức nóng của mặt trời có thể làm cho cao su bị co lại, ảnh hưởng đến tuổi thọ của đệm.
Nên mua đệm cao su của thương hiệu nào?
Nếu bạn yêu thích đệm cao su Latex thì thương hiệu hàng đầu dành cho bạn đó là Dunlopillo. Sản phẩm đệm Dunlopillo Latex World Neo và Dunlopillo World Relax là những dòng đệm cao cấp sở hữu những tính năng vô cùng ấn tượng, mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời nhất cho giấc ngủ.
Vậy là bạn đã biết cao su latex là gì, đặc tính của nó và những ứng dụng của latex trong thực tế. Nếu bạn yêu thích dòng cao su thiên nhiên thì Nệm Dunlopillo là một trong những thương hiệu bạn có thể tham khảo.
Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích để bạn có thể hiểu hơn về cao su và biết cách lựa chọn đệm và các sản phẩm làm từ cao su chất lượng cho gia đình mình.