Hotline: 1800 1051

Đặc Điểm Về Giấc Ngủ Của Trẻ Em Theo Từng Giai Đoạn

Đặc điểm về giấc ngủ của trẻ thay đổi theo từng giai đoạn. Vì vậy có thể có những giai đoạn trẻ ngủ rất nhiều nhưng cũng có giai đoạn trẻ ngủ ít đi. Vậy giấc ngủ của trẻ thay đổi như thế nào theo năm tháng? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Đặc điểm của giấc ngủ trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng có những điểm giống và khác với giấc ngủ của người lớn. Việc hiểu được tầm quan trọng cũng như đặc điểm của giấc ngủ diễn ra như thế nào sẽ giúp phụ huynh chủ động trong việc chăm sóc giấc ngủ dành cho trẻ em.

Giấc Ngủ Của Trẻ Em

  • Chu kỳ giấc ngủ của trẻ 6 tháng đầu đời rất ngắn, chỉ từ 20-50 phút. Trong khi của người lớn là từ 90-110 phút.
  • Giấc ngủ động REM chiếm tới 50% chu kỳ giấc ngủ, tức là giai đoạn ngủ tĩnh NREM bao gồm ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và rất sâu cũng chỉ diễn chiếm 50% mà bao gồm tới 4 giai đoạn.
  • Do chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn nên rất dễ bị đánh thức và tỉnh ngủ hoàn toàn, rất khó để có thể ngủ tiếp. Do đó cần phải lưu ý không gian ngủ của trẻ phải thật yên tĩnh, ánh sáng tối.
  • Khi trẻ sơ sinh ngủ, các cơ quan trong cơ thể hoạt động mạnh hơn so với lúc thứ. Đặc biệt là tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn, não tăng cường chuyển hóa hơn…

Xem thêm: Tại Sao Bé Ngủ Hay Vặn Mình? Giải Đáp Cùng Chuyên Gia

Tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ 

Giấc ngủ của trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ. Cụ thể:

  • Giấc ngủ giúp các tế bão não phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Cụ thể trẻ 3 tháng tuổi có số lượng tế bào não phát triển đến 80% so với người trưởng thành. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng chỉ trong vòng 1 tháng đầu đời mà số lượng tế bào não đã phát triển lên đến 80% cho đến khi 3 tháng.
  • Đồng thời giấc ngủ cũng là thời điểm để cơ thể sản xuất ra các hormone tăng trưởng, giúp ích cho sự phát triển xương và cơ của trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ sâu kích thích cơ thể sản xuất ra hormone tăng trưởng cao hơn gấp 3 lần so với khi thức.
  • Nếu trẻ có giấc ngủ không sâu, ngủ không đủ giấc thì khi thức sẽ rất hay khóc, cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người. Ảnh hưởng đặc biệt đến cảm xúc và hành vi của trẻ khi trưởng thành.
  • Đối với các bé lớn trong độ tuổi đi học thì ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến mất tập trung, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến việc học tập.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào?

Giấc ngủ dành cho trẻ em có sự  thay đổi theo từng giai đoạn, từng tháng tuổi:

Giấc Ngủ Của Trẻ Em 2

Trẻ sơ sinh – 2 tháng tuổi: Ngủ nhiều lên đến 20 tiếng một ngày, ngủ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Mỗi giấc kéo dài khoảng 30 phút cho đến 4 tiếng.

Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Trẻ ngủ theo nhu cầu, trung bình từ 14-16 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ có thể kéo dài từ 3,5 tiếng cho đến 5,5 tiếng. Giấc ngủ đêm từ 9 tiếng đến 12 tiếng.

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Rẻ ngủ theo nhu cầu, theo nhịp sinh học vì lúc này trẻ đã có khả năng nhận thức ngày đêm như người lớn. Trẻ ngủ khoảng 14 tiếng mỗi đêm và ngủ 1-2 giấc vào ban ngày.

Trẻ từ 1-5 tuổi: Giấc ngủ gần như giống với người lớn hoàn toàn. Trung bình trẻ ngủ từ 10-12 tiếng mỗi ngày.

Cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ ngon giấc

Để đón nhận tối đa mọi lợi ích từ giấc ngủ, cha mẹ nên học cách chăm sóc giấc ngủ đúng cách cho trẻ để trẻ ngủ ngon và sâu giấc, phát triển trí tuệ và thể chất mạnh mẽ.

Tham khảo: Bé Ngủ Ngáy Nguyên Nhân Do Đâu?

Cách chăm sóc giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

  • Luôn cho trẻ cảm giác an toàn bằng cách sắp xếp không gian nơi con ngủ. Sử dụng chăn đệm mềm mại, êm ái, mát mẻ, thoáng khí, ngăn tích tụ vi khuẩn. Sử dụng chăn quấn xung quanh nơi con ngủ để tạo cảm giác an toàn như trong bụng mẹ.
  • Cho trẻ ngủ ở nơi có không gian yên tĩnh, ánh sáng vừa phải.
  • Đặt trẻ nằm giường hoặc nôi, cũi gần với cha mẹ để tiện chăm sóc và theo dõi giấc ngủ của con.
  • Có thể cho trẻ nghe nhạc giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu, hát ru trẻ để trẻ ngủ sâu hơn.
  • Không mặc quá nhiều quần áo bởi thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn, có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy nóng, khó chịu.
  • Không cho bé bú lúc ngủ, dễ bị sặc sữa.
  • Tập cho trẻ phân biệt ngày đêm bằng cách giữ cho phòng có nhiều ánh sáng vào ban ngày và ban đêm thì hạn chế ánh sáng. Như vậy giấc ngủ của trẻ dần sẽ đi vào nhịp sinh học ngày đêm.

Cách chăm sóc giấc ngủ đối với trẻ lớn

  • Với các bé lớn hơn, để trẻ cảm thấy an toàn trong khi ngủ thì ba mẹ có thể cho con ôm thú nhồi bông, gối ôm mà trẻ thích.
  • Thiết lập và duy trì thời gian sinh hoạt hằng ngày cho bé khoa học. Cho trẻ đi ngủ đúng giờ, nên trước 9h tối để đảm bảo sự phục hồi và phát triển.
  • Tránh cho trẻ vui chơi, vận động quá nhiều trước khi ngủ.

Có thể thấy giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi giai đoạn của trẻ. Việc nắm được đặc điểm của giấc ngủ của trẻ theo từng giai đoạn sẽ giúp cha mẹ hiểu và biết cách chăm sóc con tốt hơn. Vừa nhàn hơn mà lại đảm bảo trẻ có giấc ngủ chất lượng.