Giấc Ngủ Hợp Lý Có Giúp Bạn Khỏe Mạnh Trẻ Lâu?
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc duy trì giờ giấc ăn ngủ hợp lý là thực sự cần thiết ở mọi lứa tuổi. Giấc ngủ hợp lý là cách để cơ thể bạn tái tạo năng, phục hồi và củng cố các cơ quan, hệ thống trong cơ thể. Vậy giấc ngủ bao nhiêu là hợp lý để đem lại lợi ích sức khỏe cho con người và thời lượng ngủ theo từng độ tuổi như thế nào là phù hợp? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng.
Giấc ngủ hợp lý là bao lâu?
Thời lượng giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý của một người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bao gồm: độ tuổi, thể trạng… Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phân chia số giờ ngủ cần thiết theo độ tuổi:
- Trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng ngủ 14 – 17 tiếng mỗi ngày là hợp lý.
- Trẻ sơ sinh từ 4 – 11 tháng ngủ 12 – 15 tiếng một ngày là hợp lý.
- Trẻ biết đi từ 1 – 2 tuổi cần thiết ngủ 11 – 14 tiếng một ngày.
- Trẻ 3 – 5 tuổi cần ngủ 10 – 13 tiếng một ngày.
- Trẻ từ 6 – 13 tuổi cần ngủ 9 – 11 tiếng mỗi ngày.
- Thanh thiếu niên từ 14 – 17 tuổi cần ngủ đủ 8 – 10 tiếng mỗi ngày.
- Người trưởng thành nên ngủ khoảng 7 – 9 tiếng. Tuy nhiên một số người có thể ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc nhiều hơn 9 tiếng.
- Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên ngủ 7 – 8 tiếng một ngày là hợp lý.
- Với phụ nữ mang thai, trong 3 tháng đầu tiên cần ngủ nhiều hơn vài tiếng so với bình thường.
Lưu ý: Các chuyên gia cho rằng nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày khi đang tham gia các hoạt động học tập, làm việc chứng tỏ giấc ngủ của bạn chưa hợp lý hay nói cách khác là bạn chưa ngủ đủ giấc. Lúc này bạn nên điều chỉnh giờ giấc ăn ngủ hợp lý hơn để có một cơ thể khỏe khoắn, đầu óc tỉnh táo giúp bạn tập trung và nâng cao hiệu suất học và làm.
Ngủ như thế nào là hợp lý để có sức khỏe tốt và trẻ lâu?
Ngủ đủ giấc
Ngủ bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào độ tuổi. Nếu một người thường xuyên không ngủ đủ giấc thì số lượng giấc ngủ của họ sẽ tăng lên được gọi là “nợ ngủ”. Minh chứng là khi cơ thể đã quá ngưỡng chịu đựng thì chúng sẽ yêu cầu bạn trả nợ và kết quả là bạn lúc nào cũng trong trạng thái buồn ngủ.
Thời gian đi ngủ và thức dậy tốt nhất trong ngày
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khung giờ ngủ nghỉ khoa học nhất vào buổi tối là từ 23h – 1h sáng. Và khung giờ cho buổi trưa là từ 11h – 1h cũng đem lại hiệu quả.
Thời gian thức dậy tốt nhất là khoảng từ 5-6h sáng vì đây là lúc mặt trời lên, không gian yên tĩnh giúp bạn hòa vào tự nhiên, cảm nhận nguồn năng lượng đến từ không gian rất tốt cho tinh thần để bắt đầu một ngày mới.
Việc đi ngủ đúng giấc và thức dậy đúng giờ sẽ giúp bạn lúc nào trông cũng khỏe khoắn, tràn đầy sức sống và trẻ lâu hơn.
Xem thêm: Ngủ Bao Nhiêu Là Đủ? Cách Để Ngủ Ngon Mỗi Ngày
Làm thế nào để biết bạn có giấc ngủ hợp lý?
Để biết giờ giấc ngủ nghỉ của bạn có hợp lý hay không bạn chỉ cần để ý những dấu hiệu sau mà cơ thể thông báo . Sau đây là các câu hỏi dành cho bạn:
- Bạn có cảm thấy mình đủ năng lượng để làm việc hiệu quả không?
- Bạn có cảm giác buồn ngủ trong giờ làm việc hay học tập không?
- Bạn có phải dùng cafe để đầu óc được tỉnh táo cả ngày không.
- Thời gian ngủ và thức của bạn có được diễn ra theo nhịp sinh học tự nhiên không? Hay bạn phải luôn đặt đồng hồ báo thức và luôn buồn ngủ mỗi khi thức giấc.
Khi trả lời được tất cả những câu hỏi này thì bạn sẽ biết được liệu giấc ngủ của mình có đang diễn ra một cách hợp lý hay không.
Tham khảo: Bạn Đã Biết Giấc Ngủ Kéo Dài Bao Lâu Chưa?
Dấu hiệu cho thấy giờ giấc ngủ nghỉ của bạn đang sai
- Luôn cảm thấy chán nản, thiếu động lực trong mọi việc.
- Thường xuyên cảm thấy khó chịu trong người và hay cáu gắt.
- Trí nhớ kém, phản ứng chậm hơn.
- Não bộ, mắt, tay chân và các bộ phận khác có hiệu suất làm việc kém.
- Khó giải quyết các vấn đề, mơ hồ, khó đưa ra quyết định.
- Da nhăn, mắt có quầng thâm.
- Ăn nhiều hơn, tăng cân nhanh.
- Có thể xuất hiện ảo giác.
Làm thế nào để có giấc ngủ hợp lý?
- Giữ thời gian ngủ nghỉ điều độ, đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày kể cả những ngày cuối tuần.
- Luôn ngủ trong không gian yên tĩnh, phòng ngủ đủ tối, nhiệt độ dễ chịu.
- Sử dụng đệm ngủ êm ái, có độ thoáng khí cao.
- Không ăn khuya, không caffeine, cồn trước khi đi ngủ.
- Thư giãn cơ thể, tắm nước nóng, yoga, thiền, đọc sách…
- Tập thể dục đều đặn trong vòng 30 phút mỗi ngày.
- Giấc ngủ trưa không quá 30 phút.
Không ép buộc đi ngủ. Nếu bạn cảm thấy mình khó đi vào giấc ngủ thì nên đứng dậy làm một việc gì đó cho thư giãn như đọc sách, viết nhật ký, nghe nhạc…
Trên đây là một bài viết đầy đủ về giấc ngủ hợp lý. Dem nhạt hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ nhận ra được tầm quan trọng của giấc ngủ đủ và biết cách duy trì giấc ngủ theo đúng nhịp sinh học để cơ thể luôn khỏe mạnh và trẻ lâu.