Giấc Ngủ Nông Và Những Điều Bạn Cần Biết
Ngủ nông là giai đoạn thứ 2 trong 1 chu kỳ giấc ngủ. Nếu bạn nghĩ rằng giấc ngủ nông không có liên quan đến một đêm ngon giấc so với các giai đoạn khác thì bạn đã nhầm rồi. Tất cả các giai đoạn trong một chu kỳ giấc ngủ đều có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và giấc ngủ nông là mấu chốt cho mọi giai đoạn sau đó. Vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết hơn về giấc ngủ nông và những gì cơ thể bạn trải qua trong giai đoạn này.
Giấc ngủ nông là gì?
Ngủ nông là sự giai đoạn thứ 2 trong chu kỳ giấc ngủ, là giai đoạn chuyển từ trạng thái ngủ nhẹ sang ngủ sâu. Trong giai đoạn 2, cơ thể chuyển sang trạng thái dịu hơn với các trạng thái như: giảm nhiệt độ, cơ bắp thả lỏng, nhịp thở và nhịp tim chậm lại. Đồng thời, sóng não cho thấy một hình mẫu mới và chuyển động của mắt dừng lại. Nhìn chung, hoạt động của não chậm lại, nhưng có những đợt hoạt động ngắn giúp ngăn việc bị đánh thức bởi các kích thích bên ngoài.
Ngủ nông là giai đoạn thứ 2 của chu kì ngủ
Giấc ngủ trong giai đoạn 2 có thể kéo dài từ 10-25 phút trong chu kỳ ngủ đầu tiên, và mỗi giai đoạn N2 có thể kéo dài hơn trong đêm. Thông thường, một người dành khoảng một nửa thời gian ngủ của họ cho giấc ngủ N2.
Bạn có thể mơ khi ngủ nông nhưng những giấc mơ này không tạo thành một câu chuyện mạch lạc giống như những giấc mơ trong giấc ngủ REM. Vì lúc này cơ thể bạn vẫn còn nhạy cảm với tiếng ồn, nhiệt độ, xúc giác và chuyển động trong giai đoạn này, nên bạn sẽ dễ thức giấc hơn trong giấc ngủ nhẹ. Đôi khi, nếu bạn thức dậy trong giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy như bạn thậm chí còn chưa ngủ.
Ngủ nông bao lâu là cần thiết?
Những nhà nghiên cứu về giấc ngủ cho rằng giấc ngủ nông thực sự tốt cho sức khỏe của bạn. Ngủ nông là giai đoạn cơ bản, một giai đoạn gần như không thể thiếu để bạn có thể bước vào giấc ngủ.
Nếu trẻ em gặp phải vấn đề với việc chìm vào giấc ngủ tức là giai đoạn chuyển tiếp từ ngủ nông sang ngủ sâu thì có thể do trẻ đã ngủ quá nhiều vào ban ngày. Hậu quả là ban đêm sẽ rất khó ngủ và trẻ sẽ có thể có những biểu hiện như: cáu kỉnh, có thể có vấn đề về học tập và trí nhớ, hoặc có thể dễ bị bệnh hơn.
Điều gì có thể gây ảnh hưởng đến giai đoạn giấc ngủ?
Mặc dù có một mô hình điển hình cho các giai đoạn của giấc ngủ, nhưng có thể có sự thay đổi đáng kể của từng cá nhân dựa trên một số yếu tố:
Không gian nơi ngủ: Ngủ nông là giai đoạn khi cơ thể mới bắt đầu chuyển vào giấc ngủ nhẹ nên lúc này cơ thể và não bộ vẫn rất nhạy cảm. Bạn có thể dễ dàng bị thức giấc bất cứ lúc nào. Chính vì vậy để giấc ngủ nông được diễn ra suôn sẻ thì bạn nên đảm bảo không gian phòng ngủ thật yên tĩnh, không bị làm phiền bởi những tiếng ồn, ánh sáng và nhiệt độ phòng phải phù hợp.
Tuổi tác: Thời gian diễn ra các giai đoạn trong 1 chu kỳ giấc ngủ thay đổi đáng kể trong cuộc đời của mỗi người. Trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian hơn (khoảng 50%) trong giấc ngủ REM và có thể bước vào giai đoạn REM ngay sau khi chúng đi vào giấc ngủ. Khi chúng lớn hơn, giấc ngủ của chúng trở nên tương tự như giấc ngủ của người lớn, thường đạt đến kiến trúc giấc ngủ tương đương vào năm 5 tuổi. Mặt khác, những người cao tuổi có xu hướng dành ít thời gian hơn cho giấc ngủ REM – ngủ mơ hơn.
Các thói quen ngủ gần đây: Nếu một người ngủ không đều hoặc không đủ giấc trong khoảng thời gian vài ngày trở lên, nó có thể gây ra chu kỳ giấc ngủ bất thường.
Rượu: Rượu và một số loại thuốc khác có thể làm thay đổi cấu trúc giấc ngủ. Ví dụ, rượu làm giảm giấc ngủ REM sớm vào ban đêm, nhưng khi rượu hết, sẽ có giấc ngủ REM phục hồi, với các giai đoạn REM kéo dài.
Rối loạn giấc ngủ: Chứng ngưng thở khi ngủ, Hội chứng chân không yên (RLS) và các tình trạng khác gây ra nhiều lần thức giấc có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ lành mạnh.
Nếu bạn thường xuyên gặp những khó khăn khi đi vào giấc ngủ nông thì bạn nên xem xét lại việc ăn uống, ngủ nghỉ hằng ngày của mình. Có thể do ban ngày bạn đã ngủ quá nhiều dẫn đến giấc ngủ vào buổi tối diễn ra khó khăn hơn.
Xem thêm: [Giải Đáp] Ngủ Trưa Có Tốt Không? Hướng Dẫn Ngủ Trưa Đúng Cách
Cách để bạn có một chu kỳ ngủ khỏe mạnh
Mặc dù bạn không có toàn quyền kiểm soát chu kỳ giấc ngủ của mình, nhưng bạn có thể thực hiện các bước để cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình qua từng giai đoạn của giấc ngủ.
Đầu tiên là tập trung vào việc cải thiện vệ sinh môi trường xung quanh giấc ngủ của bạn. Đây là mấu chốt của mọi vấn đề, bạn cần đảm bảo môi trường ngủ của bạn bao gồm (đệm, gối, ga trải giường…) đều phải sạch sẽ. Chất liệu chăn ga gối đệm êm ái, khả năng thấm hút và thoáng khí cao, mang đến sự thoải mái cho làn da khi tiếp xúc.
Tránh uống rượu trước khi đi ngủ và loại bỏ tiếng ồn và ánh sáng để giấc ngủ của bạn không bị gián đoạn và thúc đẩy điều chỉnh nhịp sinh học phù hợp.
Trên đây là những điều bạn cần biết về giấc ngủ nông. Có thể thấy giấc ngủ nông đóng vai trò riêng trong việc duy trì hiệu suất giấc ngủ và nó lặp đi lặp lại trong suốt đêm ngủ. https://demnhat.vn/ khuyên bạn hãy luôn đảm bảo không gian phòng ngủ thật yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ, đủ tối để cơ thể có thể nhận thức và giúp bạn chìm vào giấc ngủ sâu nhanh hơn nhé.