Hotline: 1800 1051

[Giải Đáp] Ngủ nhiều có tốt không? Cách để hạn chế ngủ quá nhiều!

Ngủ đủ giấc là biểu hiện của lối sống lành mạnh vậy ngủ nhiều là biểu hiện của tình trạng gì? Chắc chắn nó không phải là điều gì tích cực cho sức khỏe. Vậy bài viết sau đây sẽ giải thích cho bạn câu hỏi ngủ nhiều có tốt không và các thông tin liên quan. 

Ngủ như thế nào là nhiều?

Ngủ là một trạng thái nghỉ ngơi của cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn để cơ thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi trong thời gian quá dài thì thực sự không tốt. Vậy ngủ như thế nào là nhiều?

Với người trưởng thành, giấc ngủ đủ khoảng từ 7 – 9 tiếng một ngày. Nếu bạn ngủ nhiều hơn 9 tiếng kèm theo các triệu chứng sau đây chứng tỏ là bạn đang rơi vào trạng thái ngủ nhiều:

  • Thấy khó chịu trong người nhiều giờ liền, thậm chí cả ngày. 
  • Khó thức dậy vào buổi sáng, luôn phải dùng đến đồng hồ báo thức. 
  • Cảm giác người uể oải, thường khó để tập trung.

Tham khảo: Ngủ Đủ Giấc Là Bao Nhiêu Tiếng? Tại Sao Phải Ngủ Đủ Giấc?

Nguyên nhân ngủ nhiều

Mắc chứng ngủ lịm

Ngủ nhiều có tốt không

Ngủ lịm là một tình trạng rối loạn sức khỏe. Tình trạng này khiến bạn luôn cảm thấy buồn ngủ trong suốt cả ngày dù bạn đã cố gắng để tỉnh. 

Các triệu chứng của người mắc chứng ngủ lịm là: ít năng lượng, hay lo lắng, trí nhớ giảm sút và nhu cầu ngủ xảy ra liên tục. 

Do tình trạng cơ thể

Thời lượng ngủ của mỗi người có thể thay đổi tùy vào tình trạng của cơ thể. Chẳng hạn như khi bạn bị ốm hoặc gặp phải vấn đề gì đó gây stress thì có thể nhu cầu ngủ của bạn sẽ nhiều hơn trước. 

Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là chứng rối loạn làm tăng nhu cầu ngủ của một người. Chứng rối loạn này làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Đây là điều cực kỳ đáng lo ngại vì nó gây cản trở khả năng phục hồi chu kỳ giấc ngủ của cơ thể, khiến bạn luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày và muốn ngủ nhiều hơn. 

Dấu hiệu nhận biết của chứng ngưng thở khi ngủ là thường xuyên buồn ngủ, đau đầu và hay quên.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ nhiều khác cũng khá phổ biến như dùng thuốc, trầm cảm, uống rượu. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định. 

Lưu ý: Không phải người trưởng thành cứ ngủ hơn 9 tiếng là ngủ nhiều. Có thể đơn giản là họ cảm thấy cơ thể không được khỏe và muốn ngủ nhiều hơn. Chỉ khi nào việc ngủ nhiều trở thành thói quen và bạn không kiểm soát được thì khi đó sẽ được xem như một bệnh lý. 

Ngủ nhiều có tốt không?

Bất cứ cái gì nhiều cũng không tốt và việc ngủ nhiều cũng vậy. Sau đây là những tác hại thường thấy của việc ngủ nhiều:

Béo phì

Ngủ nhiều có tốt không 2

Ngủ nhiều là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người ngủ nhiều hơn 9 hoặc 10 tiếng có nguy cơ béo phì cao hơn 21% so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng. 

Gây tiểu đường

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ không đủ hoặc ngủ nhiều đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên chưa có kết luận chính thức do đó nhận định này cần được nghiên cứu thêm. 

Nhức đầu

Người ngủ nhiều thường hay bị đau đầu là do ảnh hưởng của thời gian ngủ quá dài dẫn đến một số chất dẫn truyền thần kinh trong não, trong đó có serotonin. Do đó bạn sẽ thường cảm thấy bị đau đầu vào buổi sáng. 

Trầm cảm

Ngủ nhiều thực sự gây ảnh hưởng đến tinh thần của bạn rất nhiều. Bạn biết không, khoảng 15% những người ngủ nhiều thường có nguy cơ bị trầm cảm. 

Bệnh tim

Một nghiên cứu sức khỏe đã chỉ ra rằng những người phụ nữ ngủ từ 9 đến 11 giờ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 38% so với những người ngủ đúng cách. 

Gây tử vong

Những người trưởng thành hoặc người cao tuổi ngủ nhiều hơn 9 tiếng một ngày có nguy cơ tử vong cao hơn đáng kể so với những người ngủ 7-8 tiếng. 

Xem thêm: 5 Cách Ngủ Ít Vẫn Khỏe Và Không Mệt Mỏi

Làm thế nào để tránh tình trạng ngủ quá nhiều?

Thiết lập giờ giấc ngủ thức 

Ngủ nhiều có tốt không 3

Sau khi đã biết các tác hại của việc ngủ nhiều thì bạn nên ý thức ngay việc thiết lập giờ giấc ngủ thức hợp lý và rèn luyện nó thành thói quen để bạn luôn ngủ đủ giấc mỗi ngày và không bị ngủ nướng, ngủ quá nhiều.

Nếu bạn rèn luyện được thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng 1 khung giờ thì cơ thể sẽ quen với nhịp sinh hoạt đó và trở thành phản xạ có điều kiện. Chắc chắn bạn sẽ thấy sức khỏe của mình được cải thiện đáng kể khi thực hiện được thói quen này. 

Tạo không gian tốt cho giấc ngủ

Hãy đảm bảo chiếc giường ngủ của bạn không phải là trở ngại cho giấc ngủ. Nếu bạn muốn cơ thể được nâng đỡ thoải mái khi ngủ thì nên sử dụng đệm. Đệm sẽ giúp nâng đỡ tối ưu xương sống, giữ xương cột sống luôn trong trạng thái tự nhiên ở mọi tư thế ngủ. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo đệm phòng ngủ có độ thoáng khí cao, khả năng kháng khuẩn tốt để tạo môi trường ngủ nghỉ sạch sẽ. lành mạnh. 

Tắt hết các thiết bị điện tử

Điện thoại, máy tính, laptop là nguồn phát ra ánh sáng xanh. Ánh sáng này là tác nhân phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn. Do đó hãy tắt hết các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng hoặc ít nhất là 30 phút để toàn bộ cơ thể, đầu óc được refresh.

Ngoài ra bạn không nên dùng chất kích thích như Caffeine, bia rượu, thuốc lá hay chocolate vì nó có thể gây cản trở bạn đi vào giấc ngủ. Có thể tập yoga để điều hòa khí huyết giúp bạn ngủ ngon, tránh tình trạng uể oải và muốn ngủ vào ban ngày. 

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi ngủ nhiều có tốt không? https://demnhat.vn/ hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ biết cách cân chỉnh lại thói quen ngủ nghỉ của mình cho hợp lý để tránh rơi vào tình trạng ngủ nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.