Ngủ Dậy Bị Tê Tay: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất
Ngủ dậy bị tê tay là triệu chứng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên thường bỏ qua vì nghĩ nó không nghiêm trọng. Vậy tê tay khi ngủ dậy có thực sự nguy hiểm không, nguyên nhân và cách chữa như thế nào? Mời bạn tham khảo những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Biểu hiện của tê tay khi ngủ dậy
Hiện tượng tê tay khi ngủ dậy, ban đầu sẽ có cảm giác tê ở các đầu ngón tay. Sau đó có cảm giác châm chích như kiến bò ở các đầu ngón tay. Từ từ cảm giác này sẽ lan dọc từ cổ tay xuống dưới các ngón tay và bàn tay.
Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi dây thần kinh bị chèn ép nên bạn cũng không nên quá lo lắng. Bạn có thể ngồi dậy vận động nhẹ nhàng là hết. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra liên tục với tần suất nhiều và lâu khỏi thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sớm để không làm ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày trong cuộc sống.
Lý do ngủ dậy bị tê bì tay
Các chuyên gia cho rằng hiện tượng tê tay khi ngủ dậy là do những nguyên nhân sau gây ra:
Nằm ngủ sai tư thế
Nhiều người có thói quen nằm nghiêng về một bên và gối tay lên đầu khi ngủ trong một thời gian dài. Tay bị đè khiến cho khí huyết không được lưu thông, tuần hoàn kém dẫn đến hiện tượng tê bì tay khi thức dậy.
Những người làm việc văn phòng hay gặp phải thói quen này. Do nghỉ trưa ngay trên ghế, bàn, thường gối đầu lên tay để ngủ dẫn đến tay bị tê cứng, không cử động được trong một vài giây đầu khi ngủ dậy.
Xem thêm: Ngủ Dậy Bị Đau Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Khỏi 99%
Liệt giấc ngủ
Là hiện tượng não bộ gửi tín hiệu tê liệt đến toàn bộ cơ, chi khi đang nằm ngủ nhằm mục đích ngăn cản giấc mơ. Do đó hiện tượng tê liệt tạm thời trong lúc ngủ diễn ra nên khi thức dậy bạn có thể sẽ không cử động được tay.
Bệnh lý hội chứng ống cổ tay
Bệnh lý này đặc biệt xảy ra ở phụ nữ mang thai, người hay phải vận động tay liên tục trong thời gian dài. Bệnh hay khiến bạn có cảm giác đau, tê cứng ở cả hai bên tay, cơn đau thường xuất hiện nhiều về đêm.
Tiểu đường
Tiểu đường gây tê bì tay khi ngủ do lượng đường trong máu tăng cao gây nguy hại cho các dây thần kinh dẫn đến nguy cơ truyền dẫn kém. Lượng đường cao còn làm tăng độ nhớt trong máu, cholesterol gây xơ vữa, tắc nghẽn mạch khiến quá trình lưu thông và hoạt động của dây thần kinh ngoại biên bị suy giảm, gây ra cảm giác các chi bị tê liệt.
Lý do khác
Một số những nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì có thể do thiếu vitamin B, nghiện bia rượu, viêm khớp, chấn thương, thoái hóa…
Cách chữa tê tay khi ngủ dậy hiệu quả
Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có cách chữa phù hợp. Nếu bạn chỉ bị tê tay thông thường do nằm sai tư thế thì điều chỉnh lại tư thế ngủ là được. Tuy nhiên nếu nguyên nhân là do tình trạng bệnh lý thì bạn nên sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc nặng nhất là phẫu thuật..
Sau đây là một số cách cải thiện chứng tê bì tay khi ngủ dậy:
Thực hiện các bài mát-xa
Xoay khớp cổ tay: Bạn thực hiện trong tư thế đứng thẳng, chân để hình chữ V. Sau đó xoay cánh tay theo vòng tròn trong vòng 2 phút rồi làm ngược lại. Thực hiện với cả 2 bên tay.
Vẫy tay: Cách này được rất nhiều người áp dụng vì cho hiệu quả cao. Bạn chỉ cần đứng thẳng trên sàn và giơ 2 cổ tay lên cao sau đó thả lỏng và vẫy tay đều đặn.
Xoa bóp tay
Nên xoa bóp tay thường xuyên để các cơ khớp được thư giãn, giải tỏa áp lực. Giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn và cải thiện ngay chứng tê bì.
Ngâm tay chân trong nước ấm
Cách làm này giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu tốt hơn, khắc phục tình trạng tê tay.
Nằm ngủ đúng cách
Không gối đầu lên tay hay nằm đè người lên cánh tay. Tư thế này gây chèn ép dây thần kinh, tuần hoàn máu kém dẫn đến các tình trạng tê tay hoặc toàn bộ cánh tay khi thức dậy.
Bổ sung vitamin B
Thiếu Vitamin B là có thể gây ra tình trạng ngủ dậy bị tê tay. Vì vậy bạn nên bổ sung thêm vitamin B có trong các loại thực phẩm hoặc bổ sung từ các loại thực phẩm chức năng.
Tham khảo: Ngủ Dậy Mắt Bị Mờ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Tập thể dục đều đặn
Thể dục luôn là hoạt động không thể thiếu nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh. Luyện tập các bài tập cho các vùng cơ, khớp sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tật đồng thời giúp tuần hoàn máu tốt hơn, tránh tình trạng tắc nghẽn gây tê cứng tay khi ngủ dậy.
Uống đủ nước
Khi cơ thể được cung cấp đủ nước thì tuần hoàn máu sẽ tốt hơn, ngăn tình trạng đông máu dẫn đến tê bì các chi.
LỜI KẾT
Ngủ dậy bị tê tay khá là phổ biến và nó xảy ra ở mọi lứa tuổi và chủ yếu là do nguyên nhân nằm sai tư thế. Tuy nhiên đối với người lớn tuổi, hay gặp phải triệu chứng tê bì này thì bạn nên theo dõi biểu hiện, mức độ nghiêm trọng và tần suất để tìm cách chữa trị ngay, hạn chế tiến triển thành bệnh lý nặng gây nên những khó khăn trong vận động hằng ngày.