Ngủ Dậy Bị Ù Tai: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Bạn đang lo lắng không biết ngủ dậy bị ù tai là bệnh gì, có nguy hiểm không và có chữa khỏi được không? Thấu hiểu nỗi lo của người đang trong tình trạng bất ngờ bị ù tai, bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn nguyên nhân của bệnh ù tai khi ngủ dậy và một số mẹo chữa trị đơn giản tại nhà.
Biểu hiện của bệnh ù tai khi ngủ dậy
Ù tai là khi bạn nghe thấy bên trong tai có những âm thanh kỳ lạ mà nó đến từ ngay môi trường bên trong tai. Âm thanh của tiếng ù tai nghe giống với tiếng ve kêu, tiếng nước chảy, tiếng gió thổi… Nếu chứng ù tai nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì không có gì quá nguy hiểm nhưng nếu nó diễn ra trong thời gian dài thì rất có thể sẽ chuyển thành u tai mãn tính.
Chứng ngủ dậy bị ù tai không phải là hiếm gặp. Khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng này và đa số họ là những người lớn trên 55 tuổi.
Nguyên nhân ngủ dậy bị ù tai
- Do sự tích tụ quá nhiều ráy tai.
- Do các dây thần kinh của não hoặc tế bào lông trong tai bị tổn thương. Những tế bào lông nhỏ bên trong tai có tác dụng truyền tải âm thanh tới não. Khi chúng bị tổn thương, chúng sẽ gửi sai các xung động dẫn đến chứng ù tai.
- Do tiếp xúc với môi trường tiếng ồn lớn, tham gia các hoạt động náo nhiệt, làm việc trong nhà máy, công trường, tiếng máy nổ… có thể gây ù tai, suy giảm thính lực nếu để vậy trong thời gian dài.
- Do đi máy bay gây ù tai. Sự thay đổi áp suất đột ngột khi máy bay cất cánh và hạ cánh.
- Mắc một số bệnh bao gồm cả những bệnh mạch máu, bệnh Meniere, bệnh xơ vữa động mạch.
- Do mắc các bệnh liên quan đến tai như xơ cứng tai, u dây thần kinh thính, thủng màng nhĩ.
- Do mắc các bệnh về tuyến giáp, chấn thương vùng đầu, cao huyết áp, cảm cúm, viêm xoang.
- Do sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu.
- Do nghỉ ngơi không đủ giấc, mất ngủ, làm việc quá sức, căng thẳng.
- Do quá trình lão hóa các cơ quan thính giác.
Xem thêm: Ngủ Dậy Đi Bị Đau Gót Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Ngủ dậy bị ù tai là bệnh gì?
Giấc ngủ là thời gian để cơ thể đi vào sửa chữa, phục hồi, tái tạo năng lượng. Vì vậy nếu sau khi ngủ dậy bị ù tai thì bạn cần phải xem lại tình hình sức khỏe. Theo các chuyên gia, ù tai có thể là biểu hiện của các bệnh lý bên trong cơ thể:
- Bệnh viêm màng nhĩ, thủng màng nhĩ.
- Bệnh viêm tai giữa cấp hoặc mãn tính.
- Bị giãn tĩnh mạch ở tai.
- Có mạch máu ở tai bị u hoặc có khối u bên trong dây thần kinh thính giác.
- Bệnh viêm tai do tai có nhiều ráy tai.
- Xơ cứng tai, tổn thương vùng xơ vữa bên trong lớp sụn của xương thái dương.
- Điếc đột ngột – biểu hiện nặng của chứng ù tai khi ngủ dậy.
- Ngoài ra, biểu hiện ù tai khi ngủ dậy cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều chứng bệnh nguy hiểm như: bệnh Meniere, cao huyết áp, tiểu đường, viêm mũi dị ứng, u dây thần kinh âm thanh…
Cách chữa ngủ dậy bị ù tai tại nhà
Nếu bạn ngủ dậy bị ù tai nhưng sau khoảng 30 phút là khỏi thì không có gì quá lo lắng. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống là tự khỏi. Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số những mẹo sau để giúp cải thiện chứng ù tai:
Chữa ù tai bằng cách ngáp
Ngáp giúp cho ống vòi nhĩ mở và giúp cân bằng áp suất phía bên kia của màng nhĩ. Cách này khá đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả đấy.
Chữa ù tai bằng cách nuốt
Lặp lại việc nuốt nước miếng vài lần cũng giúp tình trạng ù tai đỡ hơn.
Chữa ù tai bằng cách gõ trống tai
Bạn thực hiện như sau: Úp 2 lòng bàn tay vào 2 bên tai rồi ấn theo nhịp, một nhịp nặng và một nhịp nhẹ. Thực hiện khoảng 30 lần sẽ thấy tình trạng ù tai thuyên giảm ngay.
Chữa ù tai bằng cách sử dụng muối
Bạn đem muối hột rang nóng rồi cho vào một chiếc khăn sạch rồi đem chườm quanh tai. Hơi nóng của muối sẽ giúp chữa trị chứng ù tai hiệu quả.
Chữa ù tai bằng cách mát-xa
Xoa từ từ vành tai theo hình tròn trong khoảng 1 phút để cho tai nóng lên. Sau đó dùng ngón tay bịt vào lỗ tai rồi kéo ra, làm nhanh, lặp lại khoảng 50 lần.
Chữa ù tai bằng cách sinh hoạt lành mạnh
- Hạn chế sử dụng các chất kích như rượu bia, cafe, thuốc lá… chúng có thể làm cho thính giác của bạn bị kém đi, ù tai, mệt mỏi vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
- Luyện tập thể dục thể thao.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường âm thanh lớn. Nếu bạn phải làm việc trong môi trường có âm thanh lớn thì nên sử dụng các thiết bị bảo vệ tai để không tiến triển thành bệnh mãn tính.
Ngoài ra bạn cần quan sát tình trạng ù tai, xem xét mức độ nặng nhẹ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nhẹ thì bạn có thể thử các mẹo tại nhà nhưng nặng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tổng quát và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Trên đây là các thông tin liên quan đến việc ngủ dậy bị ù tai. Đệm Nhật hy vọng rằng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.