Hotline: 1800 1051

Ngủ không sâu giấc có phải là dấu hiệu bệnh nguy hiểm không?

Bạn thường xuyên ngủ không sâu giấc, giấc ngủ lúc nào cũng chập chờn, dễ bị đánh thức và rất khó để chìm vào giấc ngủ khi đã tỉnh. Bạn đang phân vân liệu ngủ không sâu giấc liệu có phải là dấu hiệu của bệnh lý mất ngủ không? Và ngủ không sâu có cách chữa không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm câu trả lời.

Ngủ không sâu giấc là bệnh gì?

Ngủ không sâu giấc là biểu hiện khá phổ biến hiện nay, thực tế cho thấy có đến gần 40% người trưởng thành mắc các vấn đề về bệnh mất ngủ. Nguyên nhân chính được cho là căn nguyên của chứng bệnh này đó sự căng thẳng đầu óc, tư tưởng không thông, mệt mỏi trong thời gian dài… Sau đây là các bệnh lý ngủ do ngủ không sâu giấc gây ra:

ngủ không sâu giấc

Bệnh mất ngủ cấp tính hoc mãn tính

Mất ngủ cấp tính: Thường chỉ xảy ra trong vòng dưới 1 tháng. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ cấp tính là do tâm lý hoặc bệnh nhẹ. Vì vậy nếu bị mất ngủ trong thời gian ngắn thì bạn chỉ cần thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất, dành thời gian cho luyện tập thể dục thể thao, sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Mất ngủ mãn tính: Thường kéo dài trên 1 tháng và người bị mất ngủ cấp tính luôn cảm thấy mệt mỏi, áp lực đến mức trầm cảm. Nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ rất khó chữa khỏi. Tình trạng bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu vẫn là người trưởng thành, người nghiện các chất kích thích như bia rượu, cafe, thuốc lá… vì đối tượng này thường xuyên gặp phải áp lực trong công việc và thói quen ngủ nghỉ cũng không khoa học.

Bệnh rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ không sâu kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Người bị rối loạn giấc ngủ sẽ gặp trở ngại về hoạt động thể chất cũng như tinh thần, do đó cảm xúc và hoạt động giao tiếp xã hội rất kém.

Bệnh rối loạn giấc ngủ có thể gây ra các hội chứng nguy hiểm khác như: khó thở khi ngủ, mộng du, đái dầm, ngủ rũ…

Nghiên cứu cho rằng, rối loạn giấc ngủ thường gặp nhiều ở người trên 65 tuổi ca nam và nữ, nhóm phụ nữ mang thai và cho con bú.

Xem thêm: Giấc Ngủ Nông Và Những Điều Bạn Cần Biết

Bệnh trào ngược

Trào ngược là căn bệnh liên quan đến dạ dày. Bệnh này thường xảy ra vào ban đêm với biểu hiện là dịch dạ dày trào ngược lên thực quản dẫn đến ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, khó thở. Nguyên nhân của bệnh một phần liên quan đến vấn đề giấc ngủ. Do giấc ngủ không chất lượng, thói quen ngủ nghỉ không khoa học dẫn đến giấc ngủ lúc nào cũng chập chờn. Trong khi đó dạ dày chỉ có thể làm việc hiệu quả khi cơ thể trong giấc ngủ sâu. Do đó những người không ngủ không sâu một thời gian dài thường mắc các bệnh lý trào ngược.

Một cuộc thăm dò ở Mỹ cho thấy 75% người mắc bệnh trào ngược thực quản đều có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. 40% người bị chứng ợ nóng, ợ chua.

Bệnh liên quan đến xương khớp

Bệnh xương khớp thường xảy ra với người lớn tuổi. Nguyên nhân của chứng bệnh này cũng có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu, mất ngủ. Khi giấc ngủ không đảm bảo sự nghỉ ngơi cho cơ thể có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng làm bệnh đau xương khớp tác động đến dây thần kinh từ đó chức năng của một số bộ phận trong cơ thể bị suy giảm.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não

Đây là bệnh rối loạn tuần hoàn não, tức là lượng máu lên não bị giảm, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và oxy để duy trì hoạt động của tế bào dẫn đến hệ thần kinh không đủ năng lượng để hoạt động. Biểu hiện của bệnh là nhức đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức… Bệnh này thường gặp ở những người ngoài độ tuổi 40 tuy nhiên hiện nay bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não đang có dấu hiệu trẻ hóa do hiện nay nhiều người mắc phải bệnh lý ngủ không sâu giấc, mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém.

Cách chữa trị bệnh lý ngủ không sâu giấc

Đi ngủ theo lịch trình cố định

Khung giờ vàng bạn nên đi ngủ là từ 22h – 23h. Ngủ vào thời gian này sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động thuận lợi, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Không ăn uống quá no trước khi đi ngủ

ngủ không sâu giấc 2

Trước giờ đi ngủ bạn không nên ăn nhiều đồ ngọt, các đồ chiên rán, đồ uống có cồn, gas… Nếu bạn nạp quá nhiều đồ ăn thức uống vào cơ thể sau 7h tối thì sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa khiến hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả dẫn đến bệnh thừa cân, béo phì, tim, tiểu đường, huyết áp… Đồng thời khiến bạn ngủ không ngon giấc.

Loại bỏ các nguồn ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh xuất hiện trong các thiết bị điện thoại, màn hình máy tính, máy chơi game… khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Tham khảo: Cách Ngủ 4 Tiếng 1 Ngày Hiệu Quả Như Ngủ 8 Tiếng

Giữ cho cơ thể và tinh thần luôn thoải mái

ngủ không sâu giấc 33

Bạn có thể tập một vài động tác yoga nhẹ nhàng, thiền hoặc nghe nhạc, đọc sách để não bộ bớt căng thẳng, đưa cơ thể về trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn trước giờ đi ngủ giúp giấc ngủ của bạn đạt chất lượng.

Nơi ngả lưng phải êm ái

Hãy quan tâm đến chiếc đệm phòng ngủ của gia đình mình. Nó có êm ái không, khả năng nâng đỡ cơ thể ra sao? Hãy đảm bảo nó luôn được vệ sinh sạch sẽ để không khí nơi bạn ngủ nghỉ luôn lạnh mạnh, không có phát sinh bệnh.

LỜI KẾT

Nếu không muốn giấc ngủ trở thành nơi khởi nguồn bệnh tật thì ngay hôm nay hãy thiết lập cho mình các thói quen ngủ nghỉ thật khoa học và tuân thủ nó như một thói quen mỗi ngày.