Hotline: 1800 1051

Ngủ sớm có tác dụng gì? Chia sẻ từ chuyên gia

Chúng ta đang sống trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển, chính vì vậy để có thể duy trì được thói quen đi ngủ sớm đúng giờ không phải ai cũng làm được. Vậy ngủ sớm có tác dụng gì và có nên đi ngủ sớm hay không thì bài chia sẻ sau đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Nên đi ngủ vào khung giờ nào thì có lợi?

Theo Hiệp hội giấc ngủ Anh, khung giờ lý tưởng nên đi ngủ vào buổi tối là từ 10h – 11h. Tại sao lại như vậy thì lý do là bởi đây là khung giờ mà cơ thể bắt đầu có sự thay đổi về nhiệt độ, cụ thể là nhiệt độ giảm, hormone cortisol – hormone gây stress cũng có xu hướng giảm để bạn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Ngủ sớm có tác dụng gì

Bên cạnh đó khung giờ này cũng vô cùng lý tưởng để các cơ quan nội tạng có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Có những bộ phận chỉ có thể làm việc tốt khi bạn trong giấc ngủ say. Đó là lý do vì sao cá nhà khoa học lại nghiên cứu về việc ngủ sớm có tác dụng gì và đưa ra những lời khuyên cho giấc ngủ.

Cụ thể các cơ quan nội tạng trong cơ thể sẽ diễn ra những gì khi bạn chìm trong giấc ngủ say:

  • 21 – 23h: Đây là lúc hệ miễn dịch hoạt động với công suất tối đa để đào thải mọi độc tố ra khỏi cơ thể giúp phục hồi năng lượng.
  • 23h – 1h: Thời gian gan làm việc để lọc chất dinh dưỡng từ thực phẩm và loại bỏ hết chất cặn bã giúp tăng cường trao đổi chất.
  • 1h – 3h: Thời gian túi mật hoạt động để tiêu hóa chất béo và cholesterol xấu.
  • 3h – 5h: Thời gian phổi bài độc nên giờ này có thể bạn sẽ ho.
  • 5h – 7h: Thời gian ruột già bài tiết chất cặn bã để làm sạch hệ tiêu hóa và ngăn độc tố xâm nhập vào cơ thể. Do đó giờ này bạn nên thức dậy để vệ sinh.

Xem thêm: Ngủ Hướng Nào Tốt Cho Sức Khỏe Nhất?

Ngủ sớm có tác dụng gì “đặc biệt” với sức khỏe?

Giấc ngủ sớm nên bắt đầu vào khung giờ từ 10h tối hoặc muộn nhất 11h đêm bởi nếu bạn ngủ lệch khung giờ này, đặc biệt là ngủ muộn thì cơ thể bạn sẽ không được vận hành một cách thuận lợi. Cụ thể sau đây là những lợi ích của việc ngủ sớm:

Giúp giảm cân giữ dáng

Ngủ sớm giúp bạn tránh cảm giác đói và giảm thiểu các bữa ăn đêm. Thường thì vào buổi tối ham muốn ăn uống rất dễ tăng cao khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn. Ăn khuya cũng khiến bạn khó ngủ, dậy muộn. Lâu ngày cơ thể sẽ tích trữ một lượng calo lớn dẫn đến béo bụng, tăng cân. Đó là lý do vì sao lợi ích của việc đi ngủ sớm được đề cao.

Ngăn ngừa bệnh tật

Ngủ không chỉ giúp bạn phục hồi năng lượng mà còn giúp giảm các nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, chứng xơ cứng động mạch, cảm lạnh, cúm, huyết áp cao, đau đầu, căng thẳng… Không chỉ vậy ngủ sớm còn giúp bạn tăng cường trí nhớ, tạo điều kiện để phát triển trí não.

Giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn vào ngày hôm sau

Ngủ sớm có tác dụng gì 2

Đi ngủ sớm giúp bạn thanh lọc cơ thể cũng như tâm trí của mình sau một ngày làm việc. Vì vậy khi thức dậy vào buổi sáng bạn sẽ có cảm giác như cơ thể được làm mới hoàn toàn để bạn lại có thể bắt đầu những công việc của một ngày mới một cách thoải mái và hiệu quả nhất.

Xem thêm: Ngủ Không Gối Đầu: Bất Ngờ Về Lợi Ích Và Rủi Ro?

Ổn định cảm xúc tốt hơn, chống trầm cảm

Hiện nay bệnh trầm cảm đang có dấu hiệu gia tăng. Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là thức khuya. Thức khuya ngủ muộn khiến cơ thể bạn bị mất nhịp sinh học, tâm trí không được ổn định khiến cảm xúc thất thường, rất dễ gây nên bệnh trầm cảm. Nhất là độ tuổi thanh thiếu niên – đối tượng dễ bị trầm cảm.

Ngăn ngừa lão hóa

Ngủ sớm có tác dụng gì 3

Theo một kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học người Thụy Điển, ngủ sớm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các tình trạng lão hóa da, loại bỏ nếp nhăn do tinh thần luôn sảng khoái khiến quá trình lão hóa diễn ra chậm hơn.

Giúp quản lý thời gian tốt hơn

Ngủ sớm dậy sớm là việc làm nên được ưu tiên rèn luyện để tạo thành thói quen từ đó giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn. Khi đặt ra thói quen đi ngủ đúng giờ thì não bộ sẽ vận hành để giúp bạn hoàn thành công việc đó một cách nhanh nhất.

Tham khảo: Lợi Ích Bất Ngờ Của 3+ Cách Ngủ Đúng Tư Thế

Cách giúp bạn thiết lập thói quen ngủ sớm

  • Dậy sớm hơn 15 phút trong tuần đầu tiên. Tuần thứ hai sớm hơn 20 phút và cứ tiếp tục như thế để bạn không cảm thấy bị áp lực quá trong việc phải dậy sớm ngay lập tức.
  • Thiết lập thời gian biểu cho giấc ngủ. Hãy rèn luyện thói quen lên giường vào một thời điểm nhất định kể cả khi không buồn ngủ.
  • Không dùng mạng xã hội trước khi đi ngủ, giảm cường độ ánh sáng.
  • Tập thiền, yoga nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Bài viết trên đây đã trả lời cho bạn câu hỏi ngủ sớm có tác dụng gì? Bạn thấy những lợi ích đó có xứng đáng để bạn thực hiện thói quen đi ngủ sớm hay không? https://demnhat.vn/ khuyên bạn nếu bạn thực sự cảm thấy mình đang gặp vấn đề về sức khỏe hay tâm trạng thì hãy thiết lập thói quen ngủ nghỉ khoa học ngay hôm nay để cải thiện điều đó ngay nhé.