Hotline: 1800 1051

Những Điều Cần Biết Về Giấc Ngủ Ở Tuổi Dậy Thì?

Thanh thiếu niên đang ở tuổi dậy thì có sự tăng trưởng và phát triển rất nhanh do đó nhu cầu về giấc ngủ cũng nhiều hơn người lớn. Trung bình, thanh thiếu niên cần ngủ khoảng 9 tiếng mỗi đêm để cảm thấy tỉnh táo. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy, hầu hết thanh niên đều không có được giấc ngủ ở tuổi dậy thì đủ hằng ngày mà cơ thể cần.

Nhu cầu về giấc ngủ ở tuổi dậy thì

Sự thay đổi của cơ thể trong tuổi dậy thì có liên quan đến cách bạn ngủ. Trước khi dậy thì, cơ thể khiến bạn buồn ngủ khoảng vào lúc 8-9 giờ tối. Nhưng khi bắt đầu dậy thì, nhịp điệu này thay đổi vài giờ sau đó, cụ thể là cơ thể của bạn yêu cầu bạn đi ngủ và lúc 10-11h đêm.

Những Điều Cần Biết Về Giấc Ngủ Ở Tuổi Dậy Thì

Nhu cầu ngủ bị trì hoãn trong khoảng hai giờ. Lúc đầu, bạn có thể bị mất ngủ hoặc rất khó đi vào giấc ngủ vào giờ bình thường. Mặc dù bắt đầu đi ngủ muộn hơn nhưng cơ thể vẫn cần ngủ trung bình 9 tiếng vào ban đêm. 

Tuy nhiên bạn vẫn phải thức dậy sớm để đi học đúng giờ. Nếu bạn biết cách thích nghi với lịch trình ngủ mới của cơ thể thì bạn sẽ hoàn toàn bình thường nhưng nếu bạn phớt lờ sự thay đổi này thì nó sẽ khiến bạn bị tổn thương về sức khỏe và cả tinh thần.

Những thay đổi lớn về cảm xúc và tâm trạng cũng thường xuyên xảy ra khiến bạn gặp các vấn đề trong giấc ngủ. Trong những trường hợp cực đoan, trầm cảm có thể phát triển. Điều này là một trong những vấn đề làm gián đoạn giấc ngủ ở trẻ đang trong độ tuổi dậy thì.

Xem thêm: Giấc Ngủ Ở Trẻ Sơ Sinh Có Gì Đặc Biệt?

Các vấn đề về giấc ngủ ở tuổi dậy thì

Thiếu ngủ là một trong những vấn đề mà tuổi dậy thì gặp phải. Những nguyên nhân khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày dù đã dành đủ thời gian ngủ vào ban đêm đó là:

Ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra một vài lần trong đêm. Những khoảng ngưng thở này sẽ đánh thức giấc ngủ của bạn và đó là lý do vì sao bạn đã ngủ đủ nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Chứng ngủ rũ

Cơn ngủ rũ có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể cả khi ăn, lúc đi bộ hoặc lái xe. Rối loạn này thường xảy đến với người ở độ tuổi dậy thì 15 đến 25 tuổi.

Rối loạn nhịp sinh học của giấc ngủ

Giấc ngủ ở tuổi dậy thì thường gặp một vài rối loạn khiến bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm. Dấu hiệu của những rối loạn này bao gồm các vấn đề:

  • Khó ngủ cho đến tối muộn hoặc sáng hôm sau.
  • Khó để có thể thức dậy vào buổi sáng để đi học.
  • Ngủ rất muộn vào buổi sáng, buổi chiều hoặc cuối tuần.

Các tác hại của việc mất ngủ ở tuổi dậy thì

Tăng mụn trứng cá: Do thức khuya khiến hormone cortisol tiết ra nhiều, ảnh hưởng đến tuyến bã nhờn làm bít tắc lỗ chân lông, gây mụn.

Ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao: Hormone tăng trưởng chủ yếu sản sinh vào ban đêm nên thức khuya sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.

Mất cân bằng hormone: Gây tình trạng rối loạn kinh nguyệt, vòng 1 chậm phát triển, khó kiểm soát cân nặng.

Dễ mất tập trung: Ở độ tuổi dậy thì, não bộ cũng như các cơ quan khác cần nghỉ ngơi để tái tạo và phát triển. nếu không đáp ứng đủ thời gian nghỉ ngơi thì cơ thể sẽ rất mệt mỏi, khó tập trung, hay quên.

Tham khảo: Giấc Ngủ Quan Trọng Đối Với Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào?

Cách cải thiện giấc ngủ ở tuổi dậy thì

Thật khó để có thể xác định nguyên nhân gây ra các vấn đề về giấc ngủ của tuổi dậy thì. Tuy nhiên cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở độ tuổi này không hề khó nếu duy trì những thói quen giờ giấc tốt. Cụ thể:

Những Điều Cần Biết Về Giấc Ngủ Ở Tuổi Dậy Thì 2

  • Cha mẹ nên tạo bầu không khí yên tĩnh trong nhà vào giờ đi ngủ.
  • Thư giãn mỗi ngày trước khi đi ngủ. Thường thì các bạn ở tuổi dậy thì có lịch trình khá là bận rộn từ trường học do đó cần thiết phải có một thời gian để thư giãn vào ban đêm.
  • Tránh các hoạt động kích thích giác quan vào buổi tối. Nên tìm thời gian khác cho những trò chơi liên quan đến máy tính, phim hành động, đọc sách căng thẳng, học tập nặng.
  • Không nên uống bất cứ thứ gì có chứa caffeine kể cả soda và socola sau 4h chiều.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá. Đây là những chất có thể làm tổn thương sức khỏe. Rượu và nicotine trong thuốc là có thể gây rối loạn giấc ngủ.
  • Nên duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.
  • Giữ cho đèn mờ và buổi tối, mở rèm để đón ánh nắng vào buổi sáng. Điều này giúp giữ cho đồng hồ sinh học của cơ thể được cài đặt vào đúng thời điểm.
  • Nếu có ngủ trưa chỉ nên giữ nó dưới 1 tiếng.
  • Nếu bạn muốn thức dậy muộn hơn vào cuối tuần thì nên đảm bảo nó không muộn hơn 2 tiếng so với ngày thường. Ngủ lâu sẽ làm gián đoạn đồng hồ sinh học trong cơ thể. Điều này gây ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của những ngày sau đó.

Trong độ tuổi dậy thì, có rất nhiều thay đổi về mặt thể chất và tinh thần diễn ra bên trong cơ thể. Do đó giấc ngủ trong giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng. Hãy đảm bảo tuân thủ theo nhịp sinh học mới của cơ thể để không bị những phiền toái kéo theo do đi ngược với nhịp sinh học của tuổi dậy thì nhé.