Vải Phi Là Gì? Tất Tần Tật Về Vải Phi
Vải phi là gì, bạn đã thực sự hiểu rõ về loại vải này chưa? Dù vải phi không còn quá xa lạ với người tiêu dùng nhưng vẫn còn những điểm có thể bạn chưa biết về loại vải này. Vậy vải phi có đặc điểm gì, ưu nhược điểm như thế nào và ứng dụng của nó trong ngành may mặc ra sao? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật về vải phi.
Vải phi là gì?
Vải phi là loại vải có chất liệu mềm mịn, không bị tác động bởi lực kéo căng. Bề mặt vải trơn bóng, màu sắc rõ nét và có độ bền cao.
Loại vải này có sợi vải dệt ngang song song và bề mặt láng bóng khi có ánh sáng chiếu vào trông rất sang trọng. Đó là lý do vì sao loại vải này được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc, trang trí nhà cửa… Nó không chỉ tạo hiệu ứng màu sắc ấn tượng mà còn có độ bền cao, chi phí hợp lý.
Ưu nhược điểm của vải phi là gì?
Vải phi là dòng vải cao cấp, sang trọng nhưng nó cũng có một vài nhược điểm mà người tiêu dùng phải chấp nhận khi sử dụng loại vải này.
Ưu điểm:
- Vải phi có 2 loại là phi lụa và phi bóng, được dệt từ các loại sợi như: polyester, tơ tằm, viscose tạo độ bóng rất cao, tăng tính thẩm mỹ cho các sản phẩm quần áo và đồ trang trí nội thất.
- Vải khó nhàu nên không cần chăm sóc quá cầu kỳ, kỹ lưỡng, không cần là ủi thường xuyên.
- Độ bền vải cao, không dễ bị rạn hay tuột chỉ khi kéo căng.
- Độ bền màu cao, dễ dàng tạo kiểu, tính ứng dụng cao.
Nhược điểm:
- Vải có độ bóng bẩy và trơn nên việc may không hề dễ dàng. Đòi hỏi người may phải có kinh nghiệm lâu năm.
- Vải phi thấm hút không tốt nên khi mặc vào mùa hè khá là khó chịu.
Xem thêm: Vải Cát Giấy Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Nó Và Ứng Dụng Trong May Mặc
Các loại vải phi hiện nay
Vải phi được chia làm 2 loại là phi lụa và phi bóng. Nhờ có độ bền màu cao và khả năng lưu giữ màu sắc tốt nên 2 loại vải này rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.
Vải phi lụa
Vải phi lụa được làm từ chất liệu sợi tơ tằm nên cực kỳ an toàn và thân thiện với làn da. Nhờ được làm từ tơ tằm nên vải phi lụa sở hữu những đặc tính như: Khả năng giữ ấm tốt, bền màu, thấm hút mồ hôi tốt.
Ưu điểm:
Bề mặt vải mềm mịn: Vải phi lụa có độ mềm mịn cao cấp hơn so với vải nhân tạo. Bề mặt vải có độ bóng loáng khi có ánh sáng chiếu vào trông cực kỳ bắt mắt.
Khả năng thấm hút tốt: Vải có khả năng thấm hút tốt, đem đến cảm giác thoải mái dễ chịu khi mặc quần áo vải phi lụa.
Khả năng giữ ấm: Vải phi lụa không gây tích điện, có khả năng giữ ấm cơ thể trong những ngày lạnh.
Nhược điểm:
- Vải phi lụa dễ bị ố vàng khi sử dụng một thời gian dài.
- Giá thành của vải thường cao vì được làm từ chất liệu sợi tự nhiên.
Ứng dụng:
Ưa chuộng trong trang phục đầm body 2 dây, đầm xòe, đồ ngủ sang trọng. Ngoài ra nó còn được dùng trong ngành sản xuất chăn ga gối đệm, làm ga giường, bọc đệm, bọc gối, rèm cửa, khăn trải bàn…
Tham khảo: Vải Xô Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại, Tính Ưa Chuộng Và Cách Bảo Quản
Vải phi bóng
Vải phi bóng là loại vải được dệt từ sợi polyester, sơ tằm, viscose theo từng lớp, mặt vải có nhiều sợi ngang song song nên tạo độ láng bóng, phản quang cao.
Ưu điểm:
Độ bền cao: Vải ít co giãn, khó nhàu, không phải ủi thường xuyên.
Dễ sử dụng: Vải không cần là ủi nhiều mà vẫn giữ được độ mềm mịn.
Dễ in nhuộm: Vải phi bóng có rất nhiều màu sắc họa tiết đẹp nên nó được sử dụng phổ biến để may váy đầm thời trang, đồ bộ…
Nhược điểm:
Chất vải nóng: Vải được dệt bằng sợi polyester nên khả năng thấm hút kém khiến bạn cảm thấy khá bí hơi khi mặc vào mùa hè.
Khó may: Vải phi bóng có bề mặt trơn láng nên khi may khá khó vào nếp. Đòi hỏi thợ may chuyên nghiệp mới có thể xử lý được chất liệu này.
Ứng dụng:
May đầm xòe cho tiệc sang trọng, đồ ngủ cho nữ, đồ bộ mặc ở nhà lịch sự, đồ trang trí nội thất như phông màn, khăn trải bàn, rèm cửa…
Cách sử dụng và bảo quản vải phi
- Nên giặt bằng tay không nên giặt máy vì có thể khiến đồ dễ bị hỏng, bay màu nhanh.
- Không nên dùng loại bột giặt có tính tẩy quá cao.
- Không nên giặt chung với các loại vải khác.
- Nên sử dụng nước tẩy chuyên dụng cho quần áo màu để làm sạch những vết bẩn trên vải phi.
- Khi phơi quần áo làm bằng vải phi, không nên phơi ngoài trời nắng gay gắt. Chỉ nên phơi ở khu vực thông gió.
Xem thêm: Elastane Là Gì? Thuộc Tính Của Vải Và Hướng Dẫn Sử Dụng
LỜI KẾT:
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về chất liệu vải phi là gì và những ứng dụng của vải phi trong các ngành công nghiệp sản xuất như chăn ga gối đệm, thời trang may mặc.
Có thể bạn đã ít nhiều sở hữu một vài bộ trang phục từ loại vải này mà không hề hay biết. Vì vậy hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc tính của vải phi, biết cách vệ sinh bảo quản để sản phẩm được làm từ vải phi được bền lâu nhất với thời gian. Hãy theo dõi các bài viết trên website của chúng tôi để được cập nhật những thông tin hữu ích về các loại vải nhé.