Vải TC là gì? Đặc điểm và cách bảo quản vải TC
Vải TC có tên gọi khác là cotton 35/65 hoặc cotton TC hay TICI. Đây là một loại vải tổng hợp có mức giá phải chăng và được ứng dụng phổ biến trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm.
Vậy vải TC là gì, vải TC có nóng không và cách bảo quản vải TC như thế nào? Đó là những vấn đề được mọi người quan tâm. Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng khám phá về vải TC trong bài viết dưới đây nhé!
Vải TC là gì?
Như chúng ta biết vải TC còn có tên gọi khác là vải cotton 35/65, nó có nghĩa là vải được cấu thành từ 2 thành phần là cotton và polyester với tỷ lệ là 35% và 65%. Đây là loại vải cotton được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường vì nó có nhiều ưu điểm mà giá thành rẻ hơn nhiều so với các chất liệu cotton khác.
Ngoài ra, vải TC còn được trộn thêm một lượng nhỏ sợi spandex nhằm làm tăng độ đàn hồi và co giãn của vải. Tùy theo sự phân bổ sợi spandex trong vải mà chất liệu này có khả năng co giãn theo 2 chiều hoặc 4 chiều. Trong đó vải co giãn 4 chiều có giá thành cao hơn.
Đặc điểm của vải PC
Như chúng ta đã biết, vải cotton có một số ưu điểm như: thoáng mát, thấm hút tốt, mềm mại. Tuy nhiên nhược điểm của cotton cũng rất lớn: dễ bắt bẩn, dễ nhăn, tuổi thọ thấp và giá cao. Trong khi đó vải polyester có ưu điểm là: giá rẻ, tuổi thọ cao, và nhược điểm là bí bách, thấm hút kém nên gây ra cảm giác nóng khi mặc.
Chính vì thế, người ta pha trộn hai thành phần này với nhau nhằm tạo ra một loại vải khắc phục được những nhược điểm của chất liệu gốc.
Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê ra một số ưu điểm cũng như nhược điểm của loại vải này như sau.
Tham khảo: Vải Cotton Lạnh Là Gì? Phân Biệt Cotton Lạnh Với Các Loại Cotton Khác
Ưu điểm
- Thấm hút tốt: Khả năng thấm hút của cotton được phát huy trong vải TC. Đặc điểm này mang lại không tạo cảm giác bí bách và nóng bức khi mặc vì thế loại vải này được rất nhiều người lựa chọn. Hiện nay, người ta còn đẩy tỷ lệ cotton lên 65% nhằm tăng khả năng thấm hút của vải lên. Tuy nhiên giá của loại vải này lại cao hơn.
- Mềm mại: Mềm mại cũng là một điểm tốt của cotton được phát huy, đồng thời sợi spandex trộn thêm vào loại vải này làm tăng tính đàn hồi giúp vải trở có tính co giãn tốt hơn.
- Độ bền cao: Vải TC được trộn thêm chất liệu polyester nhờ đó độ bền của vải được tăng lên đáng kể. Điều này giúp vải hạn chế được hiện tượng bị nhăn, co rút xù lông sau một thời gian dài sử dụng.
- Màu sắc đồng đều: Vải TC cũng rất thuận lợi cho việc nhuộm màu vì thế màu sắc của loại vải này rất đồng đều và tươi sáng. Điều này mang lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm làm từ vải TC.
- Giá cả phải chăng: Nhờ giảm thành phần cotton trong vải xuống và đẩy tỉ lệ polyester trong vải lên mà giá thành của loại vải này rẻ hơn đáng kể. Mức giá của vải TC phù hợp với những đối tượng có thu nhập trung bình tại Việt Nam.
Nhược điểm
Bên cạnh một số ưu điểm nổi bật trên, loại vải này cũng có một số nhược điểm nhất định như:
- Độ thoáng khí và thấm hút của vải còn chưa cao.
- Chỉ nên sử dụng vải trong thời tiết không quá nóng.
Phân loại vải TC
Để khắc phục những nhược điểm của vải TC thông thường, người ta đã tạo ra một số biến thể có đặc tính tốt hơn.
Vải TC dày
Đây là chất liệu tốt nhất trong họ nhà vải TC. Độ dày của vải được thể hiện ở khối lượng riêng của vải với 1kg/2 mét vuông. Điều làm nên ưu điểm của loại vải này là độ dày của sợi vải lớn hơn các loại khác, vì thế vải có khả năng thấm hút mồ hôi và xả nhiệt tích trữ trên cơ thể người cực tốt.
Vải TC mỏng
Loại vải này có khối lượng riêng là 1kg/3 mét vuông và phù hợp để sản xuất các trang phục mùa hè.
Vải TC 30
Chất liệu này cũng có thành phần gồm 65% polyester và 35% cotton với khối lượng riêng là 1kg/ 2,7 đến 1,9 mét vuông. Loại vải này phù hợp để may quần áo thời trang và quần áo đồng phục. Giá thành của loại vải này cũng rất phải chăng.
Vải TC 40
Cuối cùng, vải TC 40 loại chất liệu có trọng lượng nhẹ nhất với khối lượng riêng là 1kg/ 3,4 mét vuông. Bề mặt của vải có độ mềm mịn cao cùng với nhiều ưu điểm tốt giống vải thun cotton 100% nên nhiều người có thể bị nhầm giữa hai loại vải này.
Xem thêm: Chất Liệu Vải Mango Là Gì? Những Ứng Dụng Của Chất Liệu Vải Mango
So sánh vải TC với vải cotton poly
Xét về thành phần thì vải TC có thành phần cotton cao hơn (35%) so với vải cotton poly (10%). Cũng vì thế mà vải TC có độ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt hơn nhiều so với cotton poly.
Xét về độ mềm mịn, vải TC có độ mềm mịn hơn, trong khi vải cotton poly có độ thô ráp hơn và có cảm sột soạt khi sờ vào.
Giá thành của vải TC cao hơn vải cotton poly một chút.
Ứng dụng của vải TC
Vải TC được ứng dụng phổ biết nhất trong ngành sản xuất quần áo và sản xuất chăn ga gối đệm.
Sản xuất quần áo
Với những ưu điểm mà vải TC mang lại ngành công nghiệp may mặc ứng dụng loại vải này để may một loại quần áo như:
-
- Áo thun cho những người thường xuyên vận động mạnh: Vải có tính đàn hồi và thấm hút mồ hôi tốt nên sẽ rất khó bị rách và không bị hầm hơi cho những người vận động nặng và đổ nhiều mồ hôi.
- Đồng phục cho nhân viên phục vụ của nhà hàng: Vải có màu sắc đồng đều nên rất phù hợp làm áo đồng phục nhà hàng. Đồng thời vải ít bám bẩn và bám bụi vì thế nếu chẳng may có bị lấm bẩn thì việc làm sạch cũng rất dễ dàng.
- Đồng phục công ty hoặc lớp: Đa số các loại đồng phục công ty đều được may từ chất liệu vải TC này bởi nó có giá thành rất phải chăng
Sản xuất chăn ga gối đệm
Bên cạnh sản xuất quần áo, vải TC còn sử dụng rộng rãi khi sản xuất các sản phẩm chăn ga gối đệm với tính thẩm mỹ cao, độ bền tốt theo thời gian và giá thành phải chăng.
Xem thêm: Thun Borip Là Gì? Đặc Điểm, Cách Bảo Quản, Giá Của Thun Borip
Hướng dẫn cách bảo quản vải TC đúng cách
- Ngâm vải 30 phút trước khi giặt: Bạn nên ngâm trước với nước xà phòng loãng để các chất bẩn bám trên vải dễ làm sạch hơn. Nhờ việc ngâm vải này cũng giúp bạn không phải vò mạnh khi giặt nên sản phẩm sẽ giữ được độ mềm mịn và form dáng.
- Giặt riêng: Bạn nên phân loại cá trang phục được làm từ vải TC ra để giặt riêng nhằm vải bền hơn và không bị ám màu của các loại vải khác phai ra.
- Không phơi dưới ánh nắng trực tiếp: Do thành phần của vải có 35% cotton nên nó cũng khá nhạy cảm với nhiệt độ cao hoặc ánh nắng. Vì thế nếu bạn phơi đồ thì hãy tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp và ánh nắng gắt. Nên chọn những nơi khô thoáng hoặc có thể dùng gió quạt để làm khô vải.
Trên đây là những thông tin về vải TC, hy vọng rằng với những kiến thức chúng tôi cung cấp, bạn đọc sẽ tự tin hơn trong việc đi chọn mua các sản phẩm được làm từ vải TC. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết.