Hotline: 1800 1051

Vải Phi Bóng Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Vải Phi Bóng

Vải phi bóng là loại vải được sử dụng để may áo dài, áo bà ba hay trang phục dành cho các tầng lớp vua chúa, quý tộc thời xưa. Vậy vải phi bóng là gì, đặc điểm của vải phi bóng? Những ứng dụng thực tế của vải phi bóng trong cuộc sống hiện nay? Cùng tìm hiểu chi tiết từng chút một qua bài viết sau đây.

Vải phi bóng là gì?

Vải Phi Bóng Là Gì

Vải phi bóng là loại vải được dệt rất đặc biệt theo từng lớp, mặt vải có nhiều sợi ngang song song nên bề mặt vải có độ láng bóng, có hiện tượng phản quang khi có ánh sáng mạnh chiếu vào.

Đặc điểm của vải phi bóng

Bạn có thể dựa vào đặc điểm này để phân biệt vải phi bóng với chất liệu lụa và một số loại vải khác cũng có bề mặt bóng tương tự.

Vải Phi Bóng Là Gì 2

  • Hai mặt vải có sự khác nhau: 1 mặt sáng mịn, 1 mặt thô.
  • Khi có ánh sáng mạnh chiếu vào bề mặt vải sẽ cho hiện tượng phản quang.
  • Vải có độ đàn hồi tương đối tốt.
  • Vải dày dặn, độ bền cao.
  • Khả năng thấm hút nước kém vì vậy khi mặc trang phục từ loại vải này sẽ có cảm giác hơi nóng.
  • Vải không tan trong nước nhưng lại kém bền khi bị ướt.

Tham khảo: Vải Sợi Tổng Hợp Là Gì? Đặc Điểm Các Loại Vải Sợi Tổng Hợp

Ưu nhược điểm của vải phi bóng

Ưu điểm của vải phi bóng:

Sang trọng: Nhờ được dệt từ sợi polyester, sợi tơ tằm, sợi viscose mà bề mặt vải có độ bóng loáng, trông rất bắt mắt, tạo tính thẩm mỹ cao cho các sản phẩm được may bằng vải phi bóng.

Dễ sử dụng, bảo quản: Khi sử dụng các sản phẩm được làm từ loại vải này, bạn không cần phải giặt ủi thường xuyên vì chất vải giữ được độ mềm mịn, khó nhăn, nhàu.

Dễ in nhuộm: Chất vải phi bóng rất bắt màu nhuộm nên loại vải này có rất nhiều tông màu và họa tiết đẹp cho khách hàng chọn lựa. Vì hoa văn trên vải phi bóng rất đẹp nên nó được sử dụng phổ biến để may váy, đầm, đồ bộ…

Độ bền cao: Vải có độ bền cao, ít co giãn, khó nhàu nên không cần phải ủi thường xuyên.

Vải Phi Bóng Là Gì 3

Nhược điểm của vải phi bóng:

Khó may: Vải phi bóng có bề mặt trơn láng nên khá khó may vào nếp. Thường đòi hỏi thợ may có kinh nghiệm mới may được loại vải này.

Chất vải nóng: Vải phi bóng đa số được dệt bằng sợi polyester nên độ thấm hút mồ hôi rất kém khiến các trang phục được từ loại vải này khiến người mặc cảm thấy nóng nực.

Ứng dụng của vải phi bóng hiện nay

May trang phục cho nữ:

Vải có bề mặt bóng nên mặc trông rất sang trọng, giúp tôn dáng người mặc. Sử dụng vải màu tối sẽ thể hiện được nét thanh lịch, quý phái. Thích hợp để may đầm xòe sử dụng cho những buổi tiệc sang trọng.

Vải Phi Bóng Là Gì 4

Ngoài ra, một trong những ứng dụng phổ biến nhất của loại vải này đó là may đồ ngủ cho nữ. Chất liệu vải bóng loáng, mềm mại sẽ làm tăng thêm nét quyến rũ, sang trọng cho các bộ đồ ngủ. Các màu vải phù hợp để may đồ ngủ đó bao gồm: màu hồng, màu cam, màu đỏ, màu xanh ngọc…

Hiện nay các bộ đồ mặc tại nhà được may bằng vải phi bóng được các chị em rất ưa chuộng vì độ bóng của vải giúp cho bộ quần áo mặc ở nhà trở nên lịch sự và sang trọng hơn nhiều.

Làm đồ trang trí nội thất:

Vải phi bóng được dùng để may các vật dụng trang trí nội thất như phông màn, khăn trải bàn, rèm cửa… Với ưu điểm về độ bóng loáng, phản quang tốt, các vật dụng trang trí nội thất được làm từ chất liệu phi bóng trông rất bắt mắt, tôn lên không gian sống.

Xem thêm: Vải Tole Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Vải Tole

Cách phân biệt vải phi bóng với lụa satin

Vải phi bóng và lụa satin nhìn bên ngoài rất giống nhau. Nếu không phải là người chuyên về vải hoặc không biết cách phân biệt thì bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn hai loại vải này với nhau. Sau đây là cách nhận biết hai loại vải này:

Vải Phi Bóng Là Gì 5

Vải lụa satin: Hay còn được gọi với cái tên là sa tanh, là loại vải tơ tằm được dệt bằng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa sợi ngang và dọc tạo nên bề mặt vải bóng loáng, bắt mắt. Vải lụa satin khá nhẹ, khả năng thấm hút tốt, mang lại cảm giác thoải mái khi mặc. Điểm này khác với vải phi bóng. Đặc biệt vải lụa satin không bị tích điện như len, có khả năng giữ ấm tốt.  

Về trọng lượng: Vải phi bóng được dệt bằng sợi nhân tọa nên nặng hơn so với vải lụa satin được dệt hoàn toàn từ sợi tơ tằm.

Về cảm giác khi mặc: Vải satin mặc mát hơn vì có khả năng thấm hút mồ hôi trong khi vải phi bóng thì không.

Về giá thành: Vải phi bóng có giá rẻ hơn so với vải satin.

Về độ bền: Vải phi bóng được làm từ sợi tổng hợp polyester nên có độ bền cao hơn so với lụa sa tanh. Đồng thời vải không bị nhăn nhàu khi giặt.

Xem thêm: Vải Phi Lụa Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Vải Phi Lụa?

Cách bảo quản vải phi bóng

  • Chỉ nên giặt bằng tay, không nên dùng máy giặt vì có thể sẽ khiến đồ bay màu rất nhanh, dễ hỏng và giảm khả năng giữ ấm.
  • Vò nhẹ trang phục, không chà xát quá mạnh.
  • Không nên sử dụng nước nóng và bột giặt có tính tẩy mạnh để giặt đồ phi bóng. Không giặt chung với các loại vải khác.
  • Nếu trang phục bị bẩn, hãy ngâm vào nước lạnh. Sau đó sử dụng một miếng vải ẩm, chà nhẹ nhàng lên vết bẩn. Không sử dụng hóa chất hoặc cồn đổ vào khi giặt. Để loại bỏ vết bẩn sâu hơn bạn có thể sử dụng nước tẩy chuyên dụng cho quần áo màu. Sử dụng một miếng vải đã thấm nước tẩy thoa và xóa vào vết bẩn trên vải.
  • Không phơi trang phục được làm từ vải phi bóng trực tiếp ngoài nắng gắt.

Vải phi bóng là gì và những đặc điểm của vải đã được chia sẻ trong bài viết này. Hy vọng rằng với những thông tin trên đây bạn có thể biết cách lựa chọn chất liệu cho trang phục và biết cách bảo quản đồ được làm từ loại vải này.