Hotline: 1800 1051

Vải Satin Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Vải Satin

Vải satin còn có tên gọi khác là vải sa tanh. Loại vải này có độ bóng bẩy, mềm, co giãn tốt, rất đẹp nên nó được xem là loại vải dành cho người yêu thích sự sang trọng, gợi cảm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc, ưu nhược điểm và các thông tin chi tiết khác liên quan đến vải satin.

Vải satin là gì?

Satin là một loại dệt chứ không phải một loại nguyên liệu. Khác với lụa, lụa là nguyên liệu thô được tạo ra từ những con tằm. Bạn có thể dùng lụa để làm satin.

Vải satin là gì

Tuy nhiên vải satin được tạo thành bằng cách thả nổi một số sợi dọc qua sợi ngang trước khi đi dưới 1 sợi ngang và bắt đầu lại chu kỳ. Có ít điểm xen kẽ hơn dẫn đến bề mặt vải satin nhẵn bóng.

Có 4 loại dệt sa tanh:

Dệt 4 dây: Trong kiểu dệt satin 4/1, sợi ngang đi trên ba sợi dọc và sau đó nằm dưới một sợi. Loại này đàn hồi hơn và có độ giãn nhiều hơn so với kiểu dệt trơn, trong đó sợi dọc và sợi ngang đan chéo nhau với tỷ lệ 1/1.

Dệt 5 dây: Điều này gần giống với 4 loại dây nịt, ngoại trừ sợi ngang đi trên bốn sợi dọc và sau đó nằm dưới một sợi.

Dệt 8 dây: Đây là dạng satin mềm dẻo nhất, và để đạt được kiểu dệt này, sợi ngang trải qua bảy sợi dọc và sau đó là một sợi.

Nguồn gốc của vải satin

Satin có từ thời Trung Quốc thời trung cổ. Từ ‘Satin’ thực sự bắt nguồn từ ‘Zaitun’, tên tiếng Ả Rập của cảng Tuyền Châu của Trung Quốc, nơi loại dệt này xuất phát lần đầu tiên hơn 2.000 năm trước.

Vải và kỹ thuật dệt đều được truyền qua Con đường Tơ lụa và được sản xuất rộng rãi trên khắp Trung Đông. Ý là quốc gia phương Tây đầu tiên sản xuất sa tanh vào thế kỷ thứ XII, và nó trở nên phổ biến trên khắp châu Âu vào thế kỷ thứ XIV. Trên thực tế, phần lớn đồ nội thất trong Cung điện Versaille là vải bọc sa tanh.

Đặc điểm của vải satin

Ưu điểm của vải satin:

Cảm giác sang trọng và thẩm mỹ: Dệt satin tạo ra mặt vải bóng, mềm của vải và mặt sau xỉn màu do các sợi dọc và sợi ngang. Satin tạo cảm giác mềm mại và rất sang trọng.

Vải satin là gì 2

Tạo sự mềm mại cho trang phục: Do sự tập trung của các sợi và độ mềm dẻo của vải nên các loại vải dệt satin rất mềm vì vậy vải satin trở nên lý tưởng cho trang phục buổi tối và rèm cửa.

Bền bỉ: Vì satin sử dụng các sợi filament dài được dệt theo kiểu rất căng, nên chất liệu tạo ra chắc chắn hơn nhiều loại vải dệt trơn.

Chống nếp nhăn: Satin không dễ bị nhăn như các loại vải khác và vải satin dày hơn sẽ ít bị nhăn hơn.

Nhược điểm của vải satin:

Dễ bị sờn: Vải dễ bị xước bởi các vật sắc nhọn.

Vải satin là gì 3

Khó may: Vải có bề mặt trơn và mềm nên người may sẽ cảm thấy khó khăn trong việc luồn kim trên sợi vải.

Giặt giũ bảo quản cầu kỳ: Vải khó giữ nếp, Satin tơ tằm phải giặt khô.

Dễ cháy: Vải sa tanh cũng dễ bắt lửa nên tránh để gần các nơi phát ra lửa.

Giá mắc: Giá vải satin, đặc biệt là satin lụa khá mắc so với hầu hết với các dòng vải khác trên thị trường.

Các loại vải satin

Vải satin Antique: Loại vải nặng với độ bóng mờ. Được dệt bằng các sợi không đều nhau. Sử dụng để: Bọc ghế, làm rèm cửa.

Vải satin Baronet: Kiểu dệt satin bóng nhất. Sợi dọc rayon và sợi ngang bông. Sử dụng để làm vải trang trí đệm, chăn ga gối…

Vải satin Charmeuse: Mặt bóng bẩy, khá chắc chắn với lớp xếp nếp mềm mại. Sợi dọc xoắn cứng và sợi ngang của crepe. Sử dụng để may trang phục.

Vải satin Crepe-back: Vải có thể đảo ngược trong đó mỗi mặt có thể nhìn thấy được kiểu dệt satin hoặc dệt crepe. Sử dụng để may trang phục.

Vải satin Duchess: Satin nặng, cứng, có độ bóng thấp. Giữ hình dạng của nó tốt. Được nhuộm bằng các màu đặc. Sử dụng để làm trang phục cô dâu.

Vải satin Lucent: Loại Satin hai mặt sáng bóng, độ bóng cao. Bề mặt trơn mướt. Được sử dụng để làm lót quần áo và túi xách, phụ kiện thời trang.

Vải satin Messaline: Chất satin nhẹ, mềm, độ bóng cao. Thường được làm từ tơ tằm. Sử dụng chủ yếu để may trang phục.

Vải satin Monroe: Trọng lượng trung bình, dệt mặt sa tanh. Sợi dệt chặt chẽ giữ ấm. Sử dụng làm phụ kiện, túi xách, phụ kiện cô dâu.

Vải satin Panne: Độ bóng siêu cao, thường được làm từ lụa. Sử dụng để may trang phục, mặc dạ hội.

Vải Slipper: Nhẹ với bề mặt mờ, mặt ngược bông. Sử dụng trong ngành thủ công, may váy.

Những ứng dụng của vải satin hiện nay

Ngành may mặc

Vải satin là gì 4

May áo dài, váy cưới: Satin là chất liệu chủ yếu tạo nên những bộ trang phục dạ hội và váy cưới rộng rãi vì nó có kiểu xếp nếp đẹp và tạo cảm độ bóng bẩy, sang trọng.

Giày dép: Satin là loại vải được các nhà thiết kế lựa chọn để làm dép ba lê và giày cao gót thiết kế.

Phụ kiện thời trang: Túi được làm từ satin.

Ngành nội thất

Vải bọc nội thất: Đây là một trong những ứng dụng sớm nhất của vải sa tanh, nó được dùng để làm đồ nội thất trang trí cung điện Versailles. Hiện nay vải satin được dùng để bọc chăn ga, gối, ghế sofa, vỏ bọc đèn và các loại đồ nội thất khác. Các thương hiệu nổi tiếng như Hanvico và Everon rất chuộng chất liệu này.

Vải satin là gì 5

Ga trải giường: Loại vải dệt này rất linh hoạt và mềm mại nên thích hợp làm ga trải giường, thảm trải sàn,

Cách bảo quản chất liệu vải satin

Việc giặt và chăm sóc vải sa tanh phụ thuộc chủ yếu vào loại sa tanh:

  • Với Satin được làm từ sợi tổng hợp và satin làm từ cotton thì bạn có thể  giặt như bình thường tại nhà.
  • Với vải satin làm từ lụa thì cần được giặt khô.

Khi giặt đồ sa tanh ở nhà, có một số nguyên tắc chung như sau:

  • Giặt bằng tay, giặt trong nước lạnh với chất tẩy rửa nhẹ nhàng.
  • Không treo đồ sa tanh đã khô hoặc vắt khô sa tanh, vì sa tanh có thể dễ mất hình dạng.
  • Không cho sa tanh vào máy sấy.

Có thể gia tăng độ bền cho vải satin bằng cách:

  • Ngâm đồ vào nước lạnh rồi cho một ít muối vào trước khoảng 2 tiếng rồi mới giặt để đảm bảo sạch bụi và bền màu.
  • Nên giặt tay và giặt riêng những đồ nào có chất liệu satin. Không ngâm chung với các loại quần áo.
  • Chỉ phơi ở nơi thoáng mát, có gió, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
  • Không nên ngâm vải với các loại bột giặt có độ tẩy mạnh. Không là ủi ở nhiệt độ cao.
  • Không nên bảo quản đồ ở những nơi ẩm thấp để tránh nấm mốc.

Các câu hỏi về vải satin

Vải satin giá bao nhiêu?

Từ thời mà vải satin mới ra đời thì đây được xem là loại vải dành cho giới thượng lưu, cao cấp. Giá của vải satin thời đó khá cao do chi phí sản xuất cao và đòi hỏi số lượng sợi tơ lớn.

Tuy nhiên ngày nay, vải satin được làm bằng sợi tổng hợp nên giá thành vô cùng phải chăng.

Vải satin có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào sợi vải. Vải satin lụa được làm bằng tơ tằm hoặc sợi bông có giá đắt hơn nhiều so với vải satin được làm từ sợi tổng hợp. Theo khảo sát thì giá 1m vải lụa satin có giá khoảng từ 100 nghìn trở lên, vải cotton satin có giá từ 75 nghìn đến 130 nghìn.

Loại vải satin được sử dụng phổ biến hiện nay

Các nhà sản xuất có thể kết hợp vải satin với một số chất liệu khác để tạo nên các loại vải như: lụa satin, chiffon satin, cotton satin. Cụ thể:

Lụa satin

Loại vải này được dệt bằng lụa tơ tằm chất lượng cao nên bề mặt vải có độ óng ả, bóng đẹp và mịn màng. Trọng lượng của vải lụa satin vô cùng nhẹ nên khi mặc quần áo chất liệu này sẽ cảm thấy rất dễ chịu, mát mẻ và không gây ra hiện tượng tích điện vào mùa đông giống như các loại vải thông thường khác. 

v 6

Với các sản phẩm chăn ga gối được làm từ lụa satin sẽ tạo được vẻ ngoài bắt mắt, khi năm sẽ cảm thấy thoáng mát, dễ chịu làn da.

Cotton satin

Đây là một loại vải cotton truyền thống nhưng nó được áp dụng kĩ thuật dệt của vải satin. Thành phần của vải có mật độ của các sợi cotton cho nên nó sở hữu tính năng thông thoáng và hút ẩm khá tốt.

Vải satin là gì 7

Bề mặt của vải cotton satin có sự láng bóng, mềm mịn và đặc biệt không hề bị nhăn nhúm trên khi giặt giống như vải cotton. Đây được xem là điểm cộng dành cho vải cotton satin.

Không những thế độ bền của vải cũng được đánh giá cao, duy trì ở mức ổn định. Loại vải này không có lẫn tạp chất nên rất thân thiện với làn da, ngăn tình trạng dị ứng hay kích ứng da ở những người có làn da nhạy cảm. 

Chiffon satin

Vải Chiffon satin là loại vải có thành phần kết hợp từ nhiều chất liệu tổng hợp khác nhau như Nylon, Polyester, Satin… Đặc điểm của loại vải này là vô cùng nhẹ, mỏng, không co giãn, không nhăn và có thể nhìn xuyên thấu. Chính vì những đặc điểm này mà loại vải này phù hợp dùng để may đồ lót của nữ giới hay các loại váy đầm.

Mua vải satin ở đâu?

Các chợ lớn ở Hà Nội và tphcm đều có bán đa dạng các loại vải satin. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu một số đơn vị phân phối vải uy tín như Thái Tuấn…

Cách là ủi bộ chăn ga gối chất liệu satin như thế nào?

  • Vì satin là chất liệu dễ cháy, mỏng và mềm nên bạn cần phải lưu ý một số nguyên tắc ủi vải để giữ được độ bền đẹp cho sản phẩm.
  • Bạn nên lật mặt bên để là, cách này sẽ giúp vải giữ được độ láng bóng và màu sắc tự nhiên.
  • Là ở chế độ nóng thấp nhất để hạn chế hư hỏng bởi nhiệt độ cao.
  • Có thể dùng một chiếc khăn bông mỏng hoặc vải nỉ để giữa bàn là và bộ chăn ga gối để không làm hư chất liệu vải khi là.

Xem thêm các chết liệu vải tại đây:

sợi acrylicvải viscoseVải PolyesterVải satin

Đệm nhật hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về vải satin, một loại vải vô cùng phổ biến trên thị trường hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu mua sắm chăn ga gối đệm cao cấp thì hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline để được tư vấn phục vụ chu đáo.