Vải Sợi Tổng Hợp Là Gì? Đặc Điểm Các Loại Vải Sợi Tổng Hợp
Vải sợi tổng hợp là chất liệu vải được sử dụng vô cùng rộng rãi trên thị trường thời trang, trang trí nội thất và chăn ga gối đệm. Vậy vải sợi tổng hợp là gì và đặc điểm của loại vải này như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu.
Vải sợi tổng hợp là gì?
Sợi tổng hợp là loại sợi do con người tạo ra bằng các quá trình tổng hợp hóa học như than đá, dầu mỏ, khí đốt. Trái ngược với sợi tổng hợp là sợi tự nhiên, có nguồn gốc từ các sinh vật sống như thực vật là bông hoặc động vật là lông.
Vải được chia làm 2 nhóm chính là vải tự nhiên và vải sợi tổng hợp. Trong đó vải sợi tổng hợp là loại vải có giá thành thấp hơn so với vải tự nhiên. Tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà các nhà sản xuất sẽ có cách lựa chọn loại vải phù hợp.
Nếu nhà sản xuất muốn tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, giúp người mặc cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhưng giá thành thấp thì lựa chọn vải sợi tổng hợp kết hợp với sợi tự nhiên là hợp lý.
Người lại, nếu nhà sản xuất muốn tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người thích mặc sang, chất liệu mang đến cảm giác thoải mái, mát mẻ và cho họ cảm giác tự tin khi mặc thì chất liệu vải sợi tự nhiên là sự lựa chọn hợp lý.
Quy trình sản xuất vải sợi tổng hợp
Sợi tổng hợp được tạo ra bằng cách đùn các vật liệu tạo sợi thông qua các ống quay, tạo thành một sợi ‘khác’. Chúng được gọi là sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo.
Sợi tổng hợp được tạo ra bởi một quá trình nữa được gọi là quá trình trùng hợp. Bao gồm việc kết hợp các monome để tạo thành một chuỗi dài hoặc polyme. Có hai loại trùng hợp: trùng hợp mạch thẳng và trùng hợp liên kết ngang.
Sau đây là quy trình 8 bước để tạo sợi tổng hợp:
Tạo sợi: Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: dầu mỏ, than đá, khí đốt… để tạo sợi. Các loại vật liệu này sẽ không được lấy toàn bộ mà sẽ lấy phần dư thừa của việc sản xuất ra xăng dầu để đem đi sơ chế.
Tạo chất lỏng: Sau khi sơ chế và phân tách các hợp chất thì thành phẩm thu được sẽ được đem đi nhiệt luyện tạo ra chất lỏng.
Tạo hỗn hợp dẻo: Đem chất lỏng đã được nhiệt luyện đi chưng cất để tạo ra hỗn hợp dạng dẻo.
Phân tách sợi: Sử dụng phương pháp hóa học để tạo ra các phản ứng trùng hợp giúp phân tách các sợi khác nhau như: sợi PU, PA, PE…
Làm khô các rải: Sau khi phân tách xong, người ta đem các sợi đi làm khô sau đó cắt các dải thành từng hạt để đảm bảo độ bền.
Kéo sợi: Các hạt nhỏ sau khi được cắt sẽ được đem đi đun nóng ở nhiệt độ cao từ 260 độ đến 370 độ để tạo thành hỗn hợp dẻo, sệt rồi tiếp tục đem các hạt nhỏ đi phun để tạo sự kết dính với nhau. Sau đó đem kéo phần hỗn hợp trên thành dạng sợi rồi cuốn vào ống để chờ đem đi dệt.
Tham khảo: Vải Tole Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Vải Tole
Đặc điểm của các loại vải sợi tổng hợp
Các loại vải sợi tổng hợp thông dụng hiện nay gồm có: vải sợi PA, vải sợi PE, vải sợi PU, vải sợi PAC.
Vải sợi tổng hợp PA
Được tạo nên từ nguyên liệu là than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đặc điểm của vải sợi PA là mặt vải bóng, sợi đều, khi đốt chảy nhựa có gam màu hổ phách, cứng khi nguội và bóp không bị vỡ. Loại vải này được sử dụng để may áo lót, hoặc phần lót trong của áo khoác. Có thể dùng để dệt lụa nilon, dệt tất hay chỉ may.
Ưu điểm:
- Vải sợi PA nhẹ, khó bắt bụi.
- Độ bền cao, đàn hồi tốt, ít bị nhàu.
- Giặt rất nhanh khô.
Nhược điểm:
- Khả năng thấm hút kém, khó thoát hơi và khí nên khi mặc quần áo chất liệu vải PA hay bị bí hơi.
- Vải sợi PA dễ bị lão hóa, ố vàng, giòn khi sử dụng một thời gian. Đặc biệt nếu phơi trong thời tiết nắng gay gắt.
- Vải PA có khả năng chịu nhiệt kém, dễ bị co nếu nhiệt độ bàn ủi lớn hơn 150 độ C.
Bảo quản: Không giặt bằng nước nóng quá 40 độ C. Chỉ nên là ở nhiệt độ từ 120 độ đến 150 độ C. Khi giặt chỉ nên dùng bột giặt thường và phơi trong bóng râm.
Vải sợi tổng hợp PE
Vải sợi polyester có thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene. Trải qua quá trình trùng hợp tạo ra sợi PE. Mặt vải PE có độ bóng, khi cháy có mùi khét của nhựa, cháy xong sẽ vón thành cục cứng, bóp không vỡ và không có tro.
Hiện tại, chất liệu vải này được ứng dụng rất phổ biến trong sản xuất trang phục áo khoác, áo thun cho nam và nữ. Ngoài ra nó còn được ứng dụng trong sản xuất chăn ga gối, túi ngủ,…
Ưu điểm:
- Độ bền rất cao, đặc biệt là khả năng kháng khuẩn, không bị nấm mốc xâm nhập làm hỏng.
- Có thể phơi quần áo ở nơi có ánh sáng và nhiệt độ cao mà không lo bị chảy xệ, ảnh hưởng đến form quần áo khi mặc.
- Giữ nếp tốt, định hình form, không bị nhăn khi giặt máy.
- Có khả năng chống lại các vết bẩn tự nhiên. Không bị co khi giặt, chống kéo dãn.
Nhược điểm: Khả năng thấm hút kém, không thích hợp mặc vào mùa hè. Mặc vào mùa đông sẽ giúp giữ ấm tốt.
Bảo quản: Là ở nhiệt độ từ 150-170 độ C. Chỉ nên dùng bột giặt thường và không dùng nước quá nóng hơn 40 độ C.
Vải sợi tổng hợp PVA
Thành phần để sản xuất vải PVA là khí đốt, than và dầu mỏ. Vải có độ bóng, khi đốt sẽ ngửi thấy mùi nhựa. Loại vải này được sử dụng phổ biến để may quần áo lao động, làm dây thừng, dây chão, lưới bắt cá.
Ưu điểm:
- Có khả năng chịu lực tải tốt, độ bền cao.
- Không bị hao mòn trong môi trường kiềm, muối, axit.
- Khả năng chống thấm, ngăn ngừa lão hóa do ánh sáng mặt trời.
Nhược điểm: Khả năng thấm hút kém. Khi sử dụng sản phẩm được làm từ chất liệu này sẽ có cảm giác bí nóng, không thông thoáng.
Bảo quản: Sử dụng bột giặt thường, phơi trong bóng mát.
Tham khảo: Vải Phi Lụa Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Vải Phi Lụa?
Vải sợi tổng hợp PAC
Nguyên liệu để tạo nên vải sợi tổng hợp PAC là len nhân tạo. Ngoài ra còn được pha với một số loại sợi khác để tạo nên thành phẩm chất lượng hơn. Đặc điểm của vải là khi nhìn bằng mắt thường có cảm giác hơi xù lông. Khi cháy sẽ có mùi khét, tro màu đen, dễ vỡ.
Ưu điểm:
- Có khả năng thấm hút mồ hôi.
- Khả năng cách nhiệt tốt, ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.
- Bề mặt vải mềm mịn, mang đến cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với da.
Nhược điểm:
- Độ bền không cao, sợi vải dễ bị bung.
- Vải dễ bị xổ lông, gây mất thẩm mỹ.
Vải sợi tổng hợp PU
Là loại chất liệu sử dụng phổ biến để tạo thành vải lycra may áo đồng phục trường học, doanh nghiệp. Vải còn được kết hợp với các loại sợi khác để tạo thành loại vải may y phục ôm sát cơ thể như: áo vận động viên, áo tắm, áo lót.
Ưu điểm:
- Vải có độ bóng bẩy, trọng lượng nhẹ.
- Bề mặt vải trông như da thật.
Nhược điểm:
- Mỏng hơn da thật, vân không tự nhiên, tinh tế.
- Có mùi của hóa chất.
Ứng dụng của vải sợi tổng hợp
Trong ngành may mặc:
Vải sợi tổng hợp được sử dụng phổ biến trong may mặc vì giá cả phải chăng. Các loại trang phục phổ biến hiện nay được làm từ chất liệu sợi tổng hợp là: áo thun, áo sơ mi, áo khoác, váy, đồng phục công sở, áo len, váy body…
Trang trí nội thất:
Một số loại vải sợi tổng hợp được sử dụng để may rèm cửa vì có khả năng chống bám bụi, chi phí rẻ nên được nhiều gia đình lựa chọn.
Bên cạnh đó, chất liệu vải này còn được sử dụng để may các loại ga giường, ga bọc đệm, vỏ bọc gối, túi ngủ…
Đồ dùng hằng ngày:
Vải sợi tổng hợp còn được sử dụng để sản xuất các vật liệu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày như áo mưa, khẩu trang, mũ, khăn quàng, lưới đánh cá, dây thừng, vợt cầu lông…
So sánh vải sợi tổng hợp và vải sợi tự nhiên
Vải sợi tổng hợp | Vải sợi tự nhiên |
Nguồn gốc từ các loại gỗ, tre, nứa… có làm lượng xenlulozơ cao. Hay than đá, dầu mỏ, khí đốt… | Nguồn gốc tự nhiên từ bông, lông cừu, kén tằm… |
Chiều dài sợi có thể kiểm soát được. Phụ thuộc vào mong muốn của con người. | Chiều dài sợi không đều. |
Có dùng hóa chất trong quá trình sản xuất. Có thể chứa hàm lượng tạp chất cần xử lý loại bỏ. | Không dùng hóa chất trong quá trình sản xuất. Không có chứa tạp chất, không cần tiền xử lý. |
Mặc không thoải mái bằng vải sợi tự nhiên vì khả năng thấm hút thấp. | Mặc thoải mái, dễ chịu, thấm hút cao. |
Màu sắc nhân tạo. Khó nhuộm màu hơn sợi tự nhiên. | Màu sắc tự nhiên hoặc nhân tạo. Dễ nhuộm màu. |
Khi cháy có mùi két hoặc mùi hóa chất. | Khi cháy tạo mùi giống như tóc hoặc giấy cháy. |
Giá rẻ hơn sợi tự nhiên. | Giá đắt hơn sợi tự nhiên |
Độ bền cao hơn. Chịu nước, chống ố tốt hơn. | Độ bền thấp hơn. |
Sức tiêu thụ lớn hơn. | Nhu cầu ít hơn. |
Kháng khuẩn tốt. | Dễ bị côn trùng phá hoại. |
Không thân thiện với môi trường. | Thân thiện với môi trường. |
Lưu ý khi sử dụng vải sợi tổng hợp
Lưu ý nhiệt độ: Hạn chế để vải tiếp xúc với nhiệt độ cao. Đa số các loại sợi nhân tạo đều được tạo thành từ phương pháp nấu chảy nên nếu để vải tiếp xúc với nhiệt độ cao khi là có thể làm hư bề mặt vải. Khi giặt, chỉ nên giặt với nước ấm hoặc nước lạnh.
Lưu ý cách giặt: Sử dụng loại bột giặt có tính tẩy rửa nhẹ. Không sử dụng các loại thuốc tẩy vì có thể làm phai màu hoặc làm mòn vải.
Lưu ý khi phơi: Phơi ở nơi thông thoáng, có bóng râm. Không nên phơi ngoài nắng gay gắt. Đảm bảo quần áo khô ráo mới đem cất để tránh tình trạng ẩm thấp gây mùi hôi và nấm mốc phát triển.
Vậy là qua bài viết này bạn đã biết vải sợi tổng hợp là gì và đặc điểm của các loại vải sợi tổng hợp. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn lựa chọn được cho mình chất liệu vải phù hợp. Đồng thời có thêm kinh nghiệm lựa chọn các mặt hàng quần áo, chăn ga gối đệm chất lượng, mang đến cảm giác thoải mái dễ chịu khi sử dụng.